Thông tin kỹ thuật – Thủ thuật SEO – Thủ thuật chạy quảng cáo adwords, kỹ thuật căn bản cũng như nâng cao trong quảng cáo online

hướng dẫn cấu hình sử dụng giao diện admin wordpress

Hướng dẫn cấu hình, sử dụng giao diện quản trị admin website wordpress

Tìm hiểu giao diện admin quản trị website, cách thức đăng tin post bài, chỉnh sửa logo banner, đăng tải thông tin lên trang web qua bài viết này nhé.

Thông qua bài viết này, các bạn sẽ được tìm hiểu về:

  • Cách đăng nhập giao diện admin
  • Cấu hình website cơ bản
  • Đăng và quản lý bài viết sản phẩm, tin tức
  • Quản lý hình ảnh
  • Quản lý thành viên quản trị

Cách đăng nhập giao diện admin

Đầu tiên bạn cần có các thông tin quản trị của website:

  • Đường dẫn truy cập trang admin
  • User, pass
giao diện đăng nhập admin

Giao diện đăng nhập admin

Tiếp theo bạn truy cập vào trang quản trị admin theo user pass được cung cấp. Tùy theo từng cấu hình của coder khác nhau, mà có cách sử dụng, cấu hình, quản trị chức năng khác nhau. Nhưng về cơ bản, giao diện quản trị webstie wordpress là như nhau.

giao diện admin quản trị website wordpress

Giao diện admin quản trị website wordpress

1. Menu chức năng bên trái (hình trên)

  • Menu hiển thị các chức năng quản trị trang web:
    • Chỉnh sửa cấu hình cho website
    • Thành viên quản trị
    • Chức năng viết bài, đăng sản phẩm, quản lý bài viết
    • Chức năng thêm bớt plugin
    • Quản lý hình ảnh, media
    • Cài đặt thông số cho website

2. Khu vực làm việc hoặc hiển thị thông tin

  • Khi bạn click vào 1 menu bất kỳ thì chức năn làm việc chính sẽ được hiển thị tại khu vực này
  • Bạn tiến hành cấu hình

Tìm hiểu các chức năng chính

Cấu hình website cơ bản

  • Tùy theo giao diện bạn sử dụng, bạn có thể cấu hình các chức năng cho website khác nhau. Bạn truy cập vào menu giao diện và thực hiện cấu hình

Đăng quản lý bài viết tin tức

Quản lý viết bài

Truy cập vào menu bài viết để quản lý toàn bộ danh sách bài đã viết, tạo mới, hay tạo danh mục bài viết

  • Tất cả bài viết: hiển thị toàn bộ danh sách bài viết đã có
giao diện quản trị viết bài

Giao diện quản trị viết bài

  • Viết bài mới: Chức năng thêm bài viết mới
chức năng viết bài mới

Chức năng viết bài mới

  • Chuyên mục: tạo chuyên mục chứa bài viết

Đăng quản lý sản phẩm

Tất cả danh sách sản phẩm sẽ nằm ở mục này. Bạn có thể thơm bớt, chỉnh sửa thêm mới sản phẩm

 

Tham gia ngay khóa học Content marketing xây dựng nội dung đa kênh để được học cách đăng bài viết sản phẩm chuẩn SEO, cách chỉnh sửa ảnh, làm video…

Xem quản lý chỉnh sửa ảnh

Quản lý toàn bộ các hình ảnh đã tải lên của website

chức năng quản lý hình ảnh website wordpress

Chức năng quản lý hình ảnh website wordpress

Quản lý Thêm bớt người quản trị admin

Toàn quyền thêm bớt thành viên tham gia quản trị website. Tại đây bạn có thể phân quyền cho thành viên được phép can thiệp vào những đâu trên website.

Giao diện quản lý thành viên

Giao diện quản lý thành viên

Video hướng dẫn cấu hình, đăng bài

Tổng kết

Học viện MDCOP đã giới thiệu tới bạn sơ qua cách quản trị, cấu hình sử dụng giao diện admin của web wordpress. Để thành thục các chức năng admin bạn cần thường xuyên sử dụng, làm việc trên các giao diện này. Bạn có thể tham gia khóa học SEO thực tế để được huấn luyện, đào tạo 1 cách bài bản và chuyên nghiệp.

Liên hệ hotline/zalo 0967.397.002 để được tư vấn hỗ trợ ngay hôm nay nhé!

Tác giả: Mr.Dương. Bản quyền thuộc về MDCop.com 

Khóa học SEO thực tế

Khóa học SEO thực tế

Xem thêm:

Hướng dẫn xây dựng website, các thông tin bàn giao website mới cần lưu ý

Hướng dẫn xây dựng website, các thông tin bàn giao website mới cần lưu ý khi thiết kế website. Website là cơ sở hạ tầng online cần thiết trong quá trình triển khai quảng cáo marketing online.

Trước tiên bạn cần chuẩn bị các hạng mục:

  • Tên miền
  • Hosting
  • SSL

Sau đó bạn tiến hành thuê thiết kế web tại các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website. Chốt giao diện như ý muốn, nêu ý tưởng.

Bạn có thể gửi các thông tin trên cho đơn vị thiết kế website để họ tiến hành công việc. Sau thời gian 3-7 ngày, bên thiết kế họ sẽ bàn giao cho bạn các thông tin quản trị admin. Bạn cần lưu giữ các thông tin cẩn thận để có thể can thiệp hỗ trợ sau này.

Tác giả: Mr.Dương. Bản quyền thuộc về MDCop.com 

Xem thêm bài viết: Cấu tạo của website, domain hosting ssl là gì? Cách mua bán xây dựng website

website là gì , cấu tạo 1 website, cách xây dựng website

Cấu tạo của website, domain hosting ssl là gì? Cách mua bán, xây dựng website

Tìm hiểu cấu tạo của website, cách mua bán domain, hosting, chứng chỉ bảo mật ssl là gì? Cách xây dựng thiết kế website từ A-Z. Website ảnh hưởng tới SEO như thế nào, Tầm quan trọng của website với marketing online.

Cùng Học viện MDCOP tìm hiểu về website nhé:

  • Website là gì? Cấu tạo 1 trang web? Tầm quan trọng của website
  • Cách thức hoạt động của website
  • Tên miền domain là gì? cách mua bán tên miền
  • Hosting là gì? cách mua bán hosting
  • Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Cách mua SSL
  • Cách xây dựng thiết kế 1 trang web, chi phí thiết kế?

Website là gì?

  • Website là nơi chứa thông tin sản phẩm dịch vụ của công ty, thể hiện danh sách sản phẩm, cũng như tầm nhìn, xứ mệnh, các thông tin khác của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra website còn là nơi bán hàng, tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Trong thời đại internet bùng nổ như vũ bão tại Việt Nam hiện nay, website là kênh bán hàng không thể bỏ qua.
  • Website được thiết kế từ các ngôn ngữ lập trình, được các lập trình viên thiết kế ra.

Tầm quan trọng của website

  • Thúc đẩy và phát triển kinh doanh nhờ quảng cáo bán hàng online: nơi bán hàng
  • Nơi khách hàng tiềm năng truy cập để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ
  • Nơi chứa toàn bộ thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ cung cấp
  • Giúp khách hàng tương tác với doanh nghiệp

Có 3 dạng website chính

  • Website giới thiệu công ty:
    • Nơi quảng bá thông tin doanh nghiệp
    • Nơi thể hiện tầm nhìn, xứ mệnh, thông điệp, và toàn bộ lịch sử hình thành
  • Website bán hàng:
    • Cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ: giá cả, dịch vụ gì, hình ảnh, video
  • Website tin tức
    • Cung cấp thông tin, lưu trữ bài viết, tin tức đời sống xã hội

Cấu tạo 1 trang web

  • Cấu tạo 1 trang web bao gồm: tên miền, hosting, SSL, code web.
  • 1 website bao gồm nhiều trang, bài viết tạo thành

Cách thức hoạt động của website

  • Website hoạt động trên môi trường internet
  • Người dùng truy cập vào địa chỉ của website thông qua tên miền: VD: mdcop.com
  • Website bao gồm nhiều trang con, bài viết, sản phẩm… người dùng truy cập vào từng trang, bài viết để đọc, xem, giống như chúng ta đọc sách vậy.

Tên miền domain là gì?

Tên miền (domain) chính là tên / địa chỉ truy cập của website. Giống như địa chỉ nhà, hay tên cửa hàng, tên miền chính là tên của website.

Tên miền là các chữ từ “a-z” và các số từ “0-9”, và dấu “-“. Bạn cần lựa chọn tên miền dễ nhớ, dễ nhập, chứa từ khóa, sản phẩm, hay tên thương hiệu của doanh nghiệp. Thường các tên miền đẹp đã bị mua mất rồi.

các loại tên miền và giá

Các loại tên miền và giá

Có các dạng tên miền nào?

Có 2 dạng tên miền chính là tên miền quốc tế và tên miền theo đất nước.

  • Tên miền quốc tế có đuôi .com, .net, .info, .org
  • Tên miền Việt Nam có đuôi .vn như: .com.vn, .vn, net.vn, .edu.vn, gov.vn

Chi phí tên miền?

Tên miền được mua theo năm, hết hạn cần phải gia hạn để sử dụng

  • Tùy theo dạng tên miền mà có chi phí khác nhau.
    • Tên miền quốc tế: 200-300k
    • Tên miền VN: 700k

Cách mua bán tên miền?

  • Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền tại VN như: Nhân Hòa, Mắt Bão, PA, Tenten tùy theo sở thích bạn có thể mở tài khoản và đăng ký mua trực tuyến tại nhà

Cách mua

  • B1: Trước tiên bạn cần nghĩ ra 1 tên miền ưng ý
  • B2: Truy cập vào các trang web nhà cung cấp tên miền => check xem tên miền còn hay đã được mua rồi
  • B3: Chọn tên miền và thanh toán
  • B4: Thông tin quản lý tên miền sẽ được gửi vào mail bạn đăng ký

Hosting là gì?

Hosting là nơi chứa toàn bộ dữ liệu của website, giống như 1 mảnh đất, hosting được tính theo dung lượng, dung lượng càng cao thì sức chứa càng lớn và ngược lại.

  • Hosting hay web hosting là không gian lưu trữ được chia sẻ từ server lớn hơn
  • Hosting giúp chứa thông tin của website: bài viết, hình ảnh, video, code

Hosting là các dẫy địa chỉ IP, giúp trình duyệt web đọc hiểu địa chỉ website. VD: địa chỉ hosting 162.125.32.23

Hosting được tính bằng các thông số dung lượng, ram, chíp

Có các dạng hosting nào?

Các dạng hosting phổ biến tại Việt Nam:

  • Shared Hosting:
    • Là các gói hosting nhỏ được cắt ra từ Server lớn, dùng chung với nhiều website khác phù hợp cho website nhỏ
    • Là dạng hosting phổ biến nhất, giá rẻ nhất, dễ sử dụng, được cấu hình sẵn.
    • Không có quyền can thiệp vào server, bị giới hạn bởi dung lượng, traffic, ram
  • VPS (Virtual Private Server):
    • Sử dụng 1 không gian riêng trên 1 server vật lý, phù hợp các website lớn, chi phí nhiều hơn
    • Toàn quyền truy cập vào root, dễ nâng cấp, khả năng tùy biến cao
    • Nhược điểm phải có kiến thức quản lý server
  • Cloud hosting: Dạng hosting đám mây
  • WordPress hosting: Gói hosting được tạo riêng cho các website dùng mã nguồn mở wordpress
    • Giá rẻ, dễ sử dụng, chỉ việc cấu hình WP
    • Hỗ trợ tốt cho các website mã nguồn WP

Chia  theo ngôn ngữ lập trình tạo ra website, chúng ta có 3 dạng hosting tùy theo code

  1. Windows Hosting: Dành cho các ngôn ngữ lâp trình asp, asps, các website có tích hợp phần quản lý, tính toán bán hàng
  2. Linux Hosting: Ngôn ngữ lập trình PHP, hiện đang phổ biến nhất
  3. WordPress Hosting:  dành riêng cho các website thiết kế trên nền tảng WordPress

Chi phí hosting thế nào?

  • Hosting được thuê theo năm, cần gia hạn khi hết thời gian sử dụng.
  • Chi phí hosting cao hay thấp tùy thuộc vào dung lượng, độ lớn – khỏe của hosting
  • Hosting có giá từ: 300k – vài triệu /năm
chi phí hosting nhân hòa

Chi phí hosting nhân hòa

 

Cách mua bán hosting?

Giống như khi mua tên miền, bạn cần có tài khoản tại các nhà cung cấp dịch vụ hosting.

Cách mua

  • B1: Truy cập vào danh mục hosting tên website
  • B2: Chọn gói hosting theo nhu cầu
  • B3: Tiến hành thanh toán
  • B4: Thông tin quản trị hosting sẽ gửi về mail đăng ký

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer là tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu về bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Từ 2018 google đưa ra khuyến nghị dùng SSL để bổ trợ cho SEO, và cũng được tính là 1 tiêu chí điểm chất lượng onpage của website.

ssl là gì

ssl là gì?

  • SSL được mua theo năm, hết hạn cần gia hạn để tiếp tục sử dụng

Bảng giá SSL tại Nhân Hòa

bảng giá ssl nhân hòa

Bảng giá ssl nhân hòa

Cách xây dựng, thiết kế 1 trang web

  • Cần tìm các đơn vị thiết kế, các coder có kỹ năng, trình độ lập trình

Các thông tin bàn giao khi thiết kế website

  • Thông tin quản trị admin
  • Thông tin quản trị hosting, tên miền, SSL
  • Giao diện website

Tổng Kết

Trên đây Học Viện MDCOP đã giới thiệu cho các bạn về website, cấu tạo, cách thức hoạt động cũng như tầm quan trọng của website với quảng cáo online. Để có thể thực hiện SEO bạn cần nắm rõ cấu tạo, cấu trúc cũng như các thông tin cần bàn giao để tiện trong quá trình tối ưu onpage website và xây dựng website vệ tinh sau này.

VIDEO Website là gì, cấu tạo cách xây dựng website

Tác giả: Mr.Dương Bản quyền thuộc về MDCop.com 

Tham gia khóa học SEO thực tế để được trải nghiệm dự án thật, đào tạo cầm tay chỉ việc chỉ có tại MDCop.com hotline/zalo 0967.397.002

Khóa học SEO thực tế

Xem thêm:

seo là gì, các công việc cần làm seo từ a-z

Tổng quan nghề SEO. SEO là gì? Tại sao nên học SEO

Nghề SEO là một trong những nghề hot nhất hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như vũ bão, thời đại internet phát triển rực rỡ tại Việt Nam. Kéo theo nghề quản trị website, SEO từ khóa phát triển theo.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tổng quan về nghề SEO, SEO là gì, những lợi ích mà SEO mang lại giúp tăng doanh số bán hàng như thế nào. Cách thức hoạt động, công việc cần làm của 1 SEOer.

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu:

  • SEO là gì? Có lợi ích gì? Cách thức hoạt động ra sao
  • Các nghành nghề nào phù hợp làm SEO
  • Các hình thức SEO phổ biến tại Việt Nam
  • Các công việc thường ngày của SEOer
  • Quy trình SEO cơ bản
  • Tại Sao nên học SEO, cơ hội việc làm thế nào
Tổng quan nghề seo, seo là gì, ích lợi seo mang lại, các hình thức seo

Tổng quan nghề seo, seo là gì, ích lợi seo mang lại, các hình thức seo

Tổng quan nghề SEO

SEO là 1 hình thức trong marketing online, tiếp thị bán hàng trực tuyến trên mạng internet. Với sự phát triển của internet tại Việt Nam, hành vi tiêu dùng thay đổi, mọi người có xu hướng tìm kiếm tham khảo thông tin sản phẩm dịch vụ trên mạng trước khi đi đến quyết định mua hàng.

Vì thế để website có thể xuất hiện, tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn cần thực hiện SEO TOP từ khóa cho website, từ đó nghề SEO ra đời.

SEO là gì?

SEO là công việc đẩy top thứ hạng cho website. SEO được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

  • Trang web khi thiết kế xong, cần được thực hiện các công việc tối ưu đẩy TOP vị trí cao để có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
  • SEO thực hiện các công việc như: Tối ưu Onpage, offpage website. Viết bài, đăng sản phẩm, làm video, tối ưu website, triển khai xây dựng liên kết, social, backlink….
SEO LÀ GÌ

SEO LÀ GÌ? VỊ trí hiển thị của SEO

Cách thức hoạt động của SEO

SEOer – người làm SEO sẽ thực hiện các công việc- thủ thuật nhằm đưa website lên TOP vị trí tìm kiếm cao nhất, lên trang 1 Google.

  • Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm trên google. Website bán hàng xuất hiện trên kết quả hiển thị => khách hàng  truy cập tìm hiểu thông tin sản phẩm => ra quyết định mua hàng
  • Google căn cứ vào các tiêu chí đánh giá điểm chất lượng của website, xem websote có đạt điểm chất lượng cao nhất hay chưa, so sánh điểm chất lượng giữa trang web này với trang web khác. Từ đó xếp hạng vị trí TOP cho từng website

Để hiểu rõ hơn, bạn cần nắm được cách thức hoạt động của google. Hãy tham khảo qua bài viết này

Lợi ích của SEO mang lại

Mục tiêu của SEO chính là đưa website lên TOP tìm kiếm trang 1 của google. Từ đó sẽ có traffic khách hàng truy cập vào GIÚP tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng.

  • Giúp website lên TOP tìm kiếm
  • Giúp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng, tăng traffic truy cập
  • Gia tăng doanh thu bán hàng
  • Phát triển thương hiệu bền vững
  • Giải pháp thúc đẩy kinh doanh bền vững, lâu dài

Nhược điểm

  • Thời gian SEO lâu
  • Có thể không lên được Top do phụ thuộc hiện trạng website, cấu trúc web
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh
  • Phải thay đổi update liên tục vì google update thuật toán

Ngành nghề nào phù hợp làm SEO

Mỗi ngành nghề công ty cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau, nhưng tựu chung trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet như hiện nay, gần như 90% các doanh nghiệp đều triển khai quảng cáo marketing online xúc tiến bán hàng trên mạng.

Tùy theo từng mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp có thể triển khai SEO hay không, các doanh nghiệp phù hợp nên triển khai là:

  • Bán sản phẩm: máy móc thiết bị đo, máy móc công nghiệp, máy móc cơ khí
  • Bán sản phẩm thời trang: quần áo, giầy dép, túi xách
  • Bán đồ nội thất
  • Cung cấp dịch vụ kế toán, gia sư, đào tạo, dậy nghề
  • ..V…v….v…

Các hình thức SEO phổ biến hiện nay

các hình thức SEO phổ biến

Các hình thức SEO phổ biến

Tùy theo từng ngành nghề lĩnh vực mà phù hợp với các hình thức triển khai SEO khác nhau. Về cơ bản SEO có các hình thức chỉnh sau:

1. SEO tổng thể:  Là hình thức đẩy TOP thứ hạng toàn trang web bao gồm các từ khóa: thương hiệu, từ khóa chính, mở rộng

2. SEO theo từ khóa: Đẩy TOP từ khóa theo danh sách được yêu cầu

3. SEO App: Đẩy top app lên top tìm kiếm app trên mobile

4. SEO video: Đẩy thứ hạng video lên trang google

5. SEO ảnh: Ảnh xuất hiện vị trí TOP trên trang tìm kiếm ảnh

6. SEO facebook: Đẩy TOP fanpage xuất hiện trang trang tìm kiếm

Với mỗi hình thức sẽ có các điểm mạnh điểm yếu khác nhau, và phù hợp với từng ngành nghề, công ty khác nhau. Cần căn cứ vào thực tế nhu cầu, cũng như mong muốn cần đạt của chiến dịch SEO để lựa chọn hình thức SEO phù hợp.

Với mỗi hình thức SEO bạn cần học hỏi về kỹ thuật, cũng như các đầu việc triển khai cũng khác nhau.

Các công việc thường ngày của SEOer

SEOer cần thực hiện các công việc liên tục theo ngày, các công việc chính như viết bài hướng tới người dùng, xây dựng liên kết backlink. Theo dõi tiến độ, điểm chất lượng của trang web để kịp thời đánh giá, điều chỉnh, tối ưu lại.

  • Tối ưu onpage: Tối ưu các tiêu chí bên trong website giúp tăng điểm chất lượng, cũng như đạt được các tiêu chí chuẩn SEO
    • Viết bài, đăng bài viết chuẩn SEO
    • Nghiên cứu từ khóa, xác định bộ từ khóa chính, phụ, mở rộng, hay từ khóa thương hiệu
    • Tính toán triển khai nhóm từ khóa nào trước, xác định page seo, tối ưu các page seo
    • Tối ưu trang web, tối ưu page seo
    • Tối ưu trải nghiệm người dùng, tăng time onsite, giảm Brounce Rate
  • Triển khai offpage: Tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, giúp tăng độ trust, tăng chỉ số cho trang web
    • Xây dựng liên kết, backlink trỏ về
    • Xây dựng hệ thống vệ tinh
    • Marketing trên các kênh Social media, booking báo, PR
    • Kéo traffic về website

Để SEO thành công cần kết hợp các yếu tố về onpage, cũng như off page xây dựng liên kết bên ngoài, xây dựng được nhiều backlink chất lượng.

Quy trình SEO cơ bản

Quy trình SEO chính là các bước thực hiện việc triển khai dự án từ a-z. Bạn cần hết sức chú ý đến các bước triển khai để công việc được tiến triển tốt nhất. Bạn hãy tham khảo bài viết này trước nhé: Quy trình SEO là gì? các bước thực hiện triển khai SEO 1 dự án từ A-Z

  • Nghiên cứu phân tích ngành nghề lĩnh vực
  • Nghiên cứu đối thủ
  • Phân tích và xác định bộ từ khóa
  • Xác định page seo
  • Tối ưu toàn bộ website, tối ưu page seo
  • Cài đặt các công cụ hỗ trợ
  • Triển khai xây dựng nội dung: hình ảnh, video
  • Triển khai xây dựng backlink: Chiến lược làm link
  • Xây dựng hệ thống vệ tinh
  • Theo dõi đánh giá, điều chỉnh theo tuần
SEO là gì, tại sao nên học SEO

SEO là gì, tại sao nên học SEO

Tại sao nên học SEO

SEO là 1 nghề đang rất thịnh hành, song hành với marketing online. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều muốn tăng doanh thu bán hàng, việc triển khai quảng cáo online là điều bắt buộc. Vì thế cần nhân sự phụ trách chuyên môn, SEOer có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng, với mức lương trung bình khá.

  • Nhu cầu tuyển dụng nhiều
  • Cơ hội phát triển bản thân
  • Làm nền tảng cho tương lai
  • Nhược điểm: dễ bị đuổi việc :v

Cơ hội việc làm

  • Nhu cầu tuyển dụng cực lớn
  • Dễ dàng xin việc
  • Mức lương trung bình khá

Video tổng quan nghề SEO

Tổng kết

Qua bài viết trên Học Viện MDCOP đã giới thiệu tới các bạn tổng quan về nghề SEO, SEO là gì? lợi ích mà SEO mang lại, các hình thức SEO phổ biến hiện nay, cũng như công việc hàng ngày của SEOer.

Để trở thành SEOer bạn cần nắm được cách thức triển khai SEO, cách thức hoạt động, cũng như quy trình thực hiện 1 dự án từ A-Z. Để nhanh chóng hiểu và thực hiện thuần thục các kỹ năng, bạn có thể tham gia khóa học SEO thực tế tại MDCOP để được đào tạo kiến thức từ A- Z. Thực hành không giới hạn và sử dụng ngay hệ thống vệ tinh bổ trợ trong suốt quá trình bạn làm việc sau này. Hãy liên hệ theo số 0967.397.002 hotline/zalo để được tư vấn.

Tác giả: Mr.Dương – Học Viện MDCOP

Bài viết liên quan:

1. Hướng dẫn SEO web cơ bản | Lộ trình trở thành SEOer cho người mới bắt đầu

2. Viết bài chuẩn SEO là gì? tại sao cần viết bài chuẩn SEO

3. Giới thiệu về marketing online. Tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm

Marketing online là gì, tiềm năng phát triển, cơ hội việc làm

Giới thiệu về marketing online – Tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm

Quảng cáo marketing online không còn xa lạ với người dân Việt Nam hiện nay. Internet Việt Nam phát triển nhất nhì tại châu Á, tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh, máy vi tính rất phổ biến. Trước đây bạn phải lang thang ngoài đường phố để tìm kiếm sản phẩm, nhưng nay chỉ với chiếc điện thoại hoàn toàn bạn có thể mua bán ngay tại nhà.

Hành vi tiêu dùng tại Việt Nam đã thay đổi, mua bán trên mạng nhiều hơn nhờ quảng cáo marketing online. Vậy quảng cáo marketing online là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Các hình thức quảng cáo online phổ biến? Tiềm năng phát triển cũng như cơ hội nghề nghiệp ?

Hãy cùng Học Viện MDCOP tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Quảng cáo Marketing online là gì?

Marketing online có tên gọi quốc tế là Internet Marketing nhưng ở Việt Nam thường gọi là Marketing online hay tiếp thị trực tuyến, bán hàng trên mạng

  • Marketing online là hình thức quảng cáo bán hàng trên mạng internet. Dựa vào các nền tảng như website, facebook, Tiktok, sàn thương mại điện tử, email…để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
marketing online là gì, chiến dịch quảng cáo online

Marketing online là gì, chiến dịch quảng cáo online phổ biến

Tác dụng của quảng cáo marketing online?

Giúp Tiếp cận khách hàng tiềm năng => Gia tăng doanh thu doanh số bán hàng => thúc đẩy và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp

tác dụng của quảng cáo online

Tác dụng của quảng cáo online

  • Quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ tới hàng triệu khách hàng trên môi trường internet, giúp khách hàng tiềm năng có thể biết đến, tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp
  • Giúp khách hàng tiềm năng tham khảo sản phẩm, cũng như tìm hiểu thông tin doanh nghiệp nhanh chóng
  • Đặt hàng mua bán sản phẩm ngay tại nhà, không cần vất vả tìm kiếm ngoài đường
  • Bán hàng không biên giới, không thời gian, không gian bất kể mưa nắng (vẫn bán hàng và mua hàng)

Các hình thức quảng cáo online hiện đang phổ biến

Để quảng cáo online được, chúng ta phải có các cơ sở hạ tầng online. Cơ sở hạ tầng online chính là nơi khách hàng tiềm năng họ truy cập, xem xét sản phẩm dịch vụ => ra quyết định mua hàng.

Các cơ sở hạ tầng online phổ biến tại Việt Nam

1. Website

  • Trang web chứa thông tin về sản phẩm dịch vụ: hình ảnh sản phẩm, giá cả, thông số kỹ thuật
  • Trang web thể hiện tầm vóc của doanh nghiệp: sứ mệnh, tầm nhìn, thông tin doanh nghiệp, địa chỉ…

Ưu điểm:

  • Đại đa số các doanh nghiệp, công ty bán hàng
  • Giúp phát triển bền vững lâu dài
  • Chủ động trong lựa chọn giao diện, màu sắc, bầy trí bố cục, thay thế sửa đổi

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư tốn kém: thuê thiế kế, mua tên miền hosting
  • Phải chăm sóc website, làm nội dung, đăng sản phẩm, hình ảnh

2. Social: Facebook, Tiktok

  • Là hình thức Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận bán hàng trên đó.

Ưu điểm:

  • Không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu
  • Dễ thực hiện
  • Quảng bá tốt về thương hiệu

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào bên thứ 3: không tùy chỉnh được trang bán hàng, giao diện bố cục
  • Tập khách hàng đặc biệt, không phải ngành hàng/sản phẩm nào cũng bán hàng được trên mạng xã hội

3. Kênh video youtube

  • Quảng bá bán hàng thông qua video giới thiệu, tư vấn. Hình thức bán hàng video được đông đảo khách hàng đón nhận (tâm lý hành vi con người càng ngày càng lười – thích xem hơn đọc)
  • Là nguồn content nội dung hỗ trợ cho các kênh khác

Ưu điểm

  • Kênh video giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, Dễ dàng xem xét chi tiết về thông số sản phẩm, giúp khách hàng mường tượng sản phẩm rõ ràng hơn
  • Dựa vào nền tảng sẵn có của Youtube, Tiktok để quảng bá

Nhược điểm:

  • Không phải sản phẩm dịch vụ nào cũng phù hợp
  • Quay dựng video phức tạp
  • Là nguồn tham khảo thông tin sản phẩm, chưa chắc đã bán được hàng ngay

4. Sàn thương mại điện tử

  • Tạo gian hàng trên các trang sàn thương mại điện tử để bán hàng

Ưu điểm:

  • Tận dụng nguồn lực của các sàn để bán hàng: quảng bá, tiếp thị, các chương trình khuyến mại
  • Sử dụng các tiện ích mà sàn thương mại điện tử cung cấp
  • Tiếp cận bán hàng nhanh chóng, tiếp kiệm, ai cũng có thể bán hàng online

Nhược điểm:

  • Mất phí cho các sàn 1-5% tùy sàn
  • Dễ làm nên cạnh tranh cao

Các chiến dịch quảng cáo online

Sử dụng các chiến dịch quảng cáo online nhằm tiếp cận khách hàng nhiều hơn, mạnh hơn, nhanh chóng hơn. Các hình thức quảng cáo cũng là nguồn doanh thu chính cho Google, facebook, sàn tmđt

1. Kênh website

Các chiến dịch quảng cáo tiếp thị trên website

  • SEO: Đẩy top từ khóa khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên google

Tham khảo bài viết: SEO là gì? Tại sao cần phải làm SEO? Những lưu ý khi làm SEO để nắm rõ hơn nhé!

  • Google ads: Bỏ tiền mua TOP vị trí cho website
  • Quảng cáo banner: Quảng cáo banner hình ảnh trên các trang báo, đối tác của google
  • Quảng cáo tiếp thị lại GDN: Tiếp thị lại, bám đuổi khách hàng mục tiêu khi họ truy cập vào website

2. Kênh Facebook

Tạo lập fanpage bán hàng. Thực hiện quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua facebook ads

  • Facebook ads: Bỏ tiền để Quảng bá tiếp cận khác hàng tiềm năng sử dụng facebook

3. Kênh video Youtube

Sản xuất các video giới thiệu, review sản phẩm. Truyền tải thông điệp bán hàng

Quảng cáo video trên các trang khác

4. Kênh sàn TMĐT

Marketing sàn:

  • Thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm, chương trình khuyến mại, giảm giá, coupon, sản sall
  • Mua top vị trí sản phẩm, shop
  • Chạy ads trên facebook, google
  • Thuê KOL quảng bá
marketing online giải pháp tăng doanh số bán hàng

Marketing online giải pháp tăng doanh số bán hàng

Tiềm năng phát triển của ngành quảng cáo online

Nhà nhà bán hàng online, ngành nghành kinh doanh trên mạng. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các doanh nghiệp muốn bán được hàng thi phải triển khai quảng cáo online, đó là xu hướng tất yếu.

  • Tiềm năng phát triển cực lớn
  • Còn nhiều dư địa để phát triển
  • Bán hàng không biên giới

Cơ hội việc làm marketing online

Các công ty cần có nhân sự phụ trách quản lý và phát triển mảng quảng cáo online. Giống như kế toán của thâp kỷ trước, giờ đây, công ty nào cũng cần có nhân sự phụ trách mảng online.

  • Dễ dàng xin việc về marketing online, quản trị website
  • Nhu cầu tuyển dụng cực lớn
  • Xu hướng dài hạn vẫn cần

Kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng đang có nhiều dấu hiệu đợt khủng hoảng, ảnh hưởng đến tình hình chung. Vì thế nhu cầu quảng cáo bán hàng trên mạng càng được trú trọng hơn bao giờ hết.

Quảng cáo online vẫn là kênh tiếp cận khách hàng, bán hàng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mặc dù chi phí trên doanh số có thể chưa lãi nhiều, nhưng để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của doanh nghiệp, các công ty vẫn sẽ cần xúc tiến quảng cáo online. Đó là cơ hội việc làm, cũng như phát triển bản thân.

VIDEO

Kết Luận

Qua bài viết này bạn đã nắm được thế nào là quảng cáo online, tiếp thị bán hàng trên mạng rồi chứ. Nếu còn chưa hiểu bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại website MDCop.com cũng như tham gia các khóa học marketing tổng thể, khóa học content marketing, hay khóa học seo thực tế để được đào tạo, nắm rõ các chiến dịch quảng cáo online nhé.

Trân trọng! Tác giả: Mr.Dương. Bản quyền thuộc về MDCop.com 

TinyURL là gì

TinyURL là gì? Hướng dẫn chi tiết cách rút gọn link với TinyURL

Rút gọn link là một giải pháp hữu hiệu giúp cho những đường link dài thành những liên kết ngắn gọn hơn, dễ nhớ hơn và dễ dàng chia sẻ với bạn bè. Và một trong những trang web rút gọn link miễn phí được nhiều người dùng ưu chuộng hiện nay đó chính là TinyURL.

Vậy TinyURL là gì? Làm như thế nào để rút gọn link với TinyURL? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

TinyURL là gì?

TinyURL là một trang web hỗ trợ người dùng việc rút gọn link một cách đơn giản và tiện lợi. Trang web này được ra đời vào năm 2002 bởi Gilbertson và có trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ.

Ngay từ khi được ra mắt, TinyURL đã được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng. Vì có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nên TinyURL được rất nhiều người yêu thích.

Giao diện chính của TinyURL

Giao diện chính của TinyURL

Ưu điểm của TinyURL

  • Sử dụng miễn phí
  • Người dùng không cần tạo tài khoản mà vẫn có thể sử dụng
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
  • Người dùng được phép xem trước đường dẫn rút gọn, tránh trường hợp đường dẫn sai hoặc giả mạo
  • Có thể tùy chỉnh đường link mà bạn thích

Hướng dẫn chi tiết cách rút gọn link bằng TinyURL

Để thực hiện rút gọn link với TinyURL, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của TinyURL theo đường link: https://tinyurl.com/appTại ô Enter a long URL to make a TinyURL, hãy dán đường link mà bạn muốn rút gọn vào.

Bước 1 cách rút gọn link TinyURL

 

Bước 2: Nhấn Make TinyURL để thực hiện rút gọn link

cách rút gọn link TinyURL

Bước 3: Kết quả trả về sẽ là một đường link mới ngắn gọn hơn. Bạn có thể copy đường link này và chia sẻ với mọi người.

kết quả rút gọn link bằng TinyURL được trả về

Bạn có thể tham khảo cách rút gọn link bằng công cụ Bitly tại đây

Lưu ý khi sử dụng TinyURL

  • Có thể thêm TinyURL vào thanh công cụ Toolbar tại Chrome hoặc Firefox để thao tác nhanh chóng hơn.
  • TinyURL có thể tương thích với hầu hết các nền tảng và trình duyệt
  • TinyURL chỉ hỗ trợ rút gọn link có thật. Nếu sử dụng TinyURL dưới hình thức spam hay những mục đích phi pháp khác thì đều bị cấm

Cách rút gọn link TinyURL bằng Extension trên Chrome

Ngoài việc rút gọn link trực tiếp trên website của TinyURL thì bạn có thể thêm tiện ích vào Chrome để quá trình sử dụng được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Bước 1: Truy cập vào Extension TinyURL trên Chrome -> nhấn Add to Chrome

Cách rút gọn link TinyURL bằng Extension trên Chrome

Bước 2: Xuất hiện thông báo -> chọn Thêm tiện ích -> biểu tượng sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ

Cách rút gọn link TinyURL bằng Extension trên Chrome

Bước 3: Truy cập vào đường link mà bạn muốn rút gọn -> ấn vào biểu tượng TinyURL ở góc phải trên thanh địa chỉ

Cách rút gọn link TinyURL bằng Extension trên Chrome

Bước 4: Kết quả trả về là URL đã được rút gọn

Tham khảo thêm: Goo.gl là gì? Cách rút gọn link với Goo.gl

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Học Viện MDCOP về cách rút gọn link với TinyURL. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã thấy việc rút gọn link nó rất đơn giản và không hề khó như các bạn vẫn nghĩ.

Ngoài TinyURL thì các bạn có thể tham khảo thêm Top 10 trang web rút gọn link tốt nhất hiện nay tại đây

SEO Offage là gì

SEO Offpage là gì? Hướng dẫn kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả

Khi SEO website, ngoài việc tối ưu onpage thì bạn cũng cần phải SEO offpage. Tuy đây không phải là công việc quan trọng nhất nhưng nó giúp cho website tăng thứ hạng trên top tìm kiếm.

Vậy SEO Offpage là gì? Làm như thế nào để SEO Offpage hiệu quả? Trong bài viết dưới đây Học Viện MDCOP sẽ hướng dẫn các bạn các kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả mới nhất 2023.

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là kỹ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website như xây dựng liên kết chất lượng trỏ về website, marketing trên các kênh mạng xã hội, đánh dấu trang mạng xã hội,… nhằm mục đích thúc đẩy website lên top tìm kiếm của Google và kéo về thêm nhiều lượt truy cập.

SEO Offpage là gì

SEO Offpage là gì

Các yếu tố tạo nên một backlink chất lượng

  • Backlink liên quan đến ngành nghề bạn SEO
  • Backlink có DR cao
  • Backlink từ các trang lớn, có lượt truy cập cao
  • Nội dung chất lượng
  • Backlink thu hút được nhiều lượt truy cập
  • Sự đa dạng trong IP
  • Sử dụng anchor text hiệu quả

Backlink quan trọng như thế nào trong SEO?

  • Là yếu tố quyết định đầu tiên trong hoạt động SEO Offpage
  • Những website có số lượng lớn backlink trỏ về luôn được Google đánh giá tốt
  • Giúp nâng cao thứ hạng từ khóa trên bảng xếp hạng

Tổng hợp các kỹ thuật SEO Offpage mới nhất hiện nay

1. Social profile, Social bookmark & Citation

  • Tạo những backlink này cũng giống như lập một tài khoản trên Facebook hay Instagram,…
  • Tạo dựng nội dung liên quan đến backlink mà bạn chia sẻ cũng góp phần quảng bá được thương hiệu tốt hơn
  • Tăng lượt truy cập tới website
Đánh dấu trang mạng xã hội

Đánh dấu trang mạng xã hội

2. Tự động hóa backlink trong SEO Offpage (IFTTT)

  • IFTTT là một công cụ tự động hóa trong việc tạo dựng backlink đến website.
  • Với công cụ này, bạn chỉ cần cài đặt công thức lúc đầu. Từ đó sau mỗi bài đăng trở đi nó tự động có được những backlink chất lượng

3. Backlink blog comment

  • Được tạo bằng cách trả lời bình luận có trên blog, nội dung bình luận là thông tin mà người đọc quan tâm
  • Muốn để lại bình luận trên các blog thì bạn cần cung cấp tên, nội dung bình luận và email
  • Công cụ này hoàn toàn miễn phí và sử dụng dễ dàng

4. Forum

  • Là nguồn cung cấp backlink dồi dào mà không mất phí
  • Để tìm kiếm được những forum chất lượng thì bạn chỉ cần search: Forum + lĩnh vực bạn quan tâm
Forum - nguồn cung cấp backlink dồi dào

Forum – nguồn cung cấp backlink dồi dào

5. Private blog network – PBN

  • Xây dựng backlink trên PBN tốn nhiều ngân sách và công sức
  • Hiệu quả mang lại cực tốt

6. Backlink báo

  • Là loại backlink được nhiều doanh nghiệp hay những người làm SEO lựa chọn
  • Ưu điểm: Mang lại lượng traffic vô cùng lớn, tăng độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu, cải thiện thứ hạng SEO tốt
  • Nhược điểm: Chi phí khá đắt

7. Xây dựng web 2.0

  • Là cách phát triển backlink vô cùng hiệu quả
  • Giúp xây dựng hệ thống nội dung chất lượng mà không mất phí
  • Giúp phát triển hệ thống backlink cực tốt
  • Các web 2.0 phổ biến hiện nay: Tumblr.com, Blogspot.com, Wix.com,…
Các trang web 2.0

Các trang web 2.0 phổ biến hiện nay

8. Guest post

  • Đặt link của web mình lên một web khác.
  • Từ đó website có thêm lượt truy cập và bạn sẽ phải trả tiền cho website mà bạn đặt link lên
  • Điều này giúp bạn xây dựng được backlink bền vững, nâng cao độ uy tín cho web

Cách tối ưu SEO Offpage hiệu quả

Để tối ưu SEO Offpage hiệu quả, bạn nên nắm được các cách sau:

+ Xây dựng mô hình link:

Đây là chiến lược xây dựng backlink mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên nó lại mang đến trong SEO hiệu quả build link rất lớn.

Một số mô hình link phổ biến hiện nay:

  • Liên kết bánh xe
  • Liên kết kim tự tháp
  • Liên kết lưới
  • Liên kết sao
  • Liên kết chuỗi

+ Sử dụng hiệu quả Anchor text:

Lưu ý khi sử dụng Anchor text:

  • Không nên lặp lại nhiều lần cùng một anchor text
  • Không nên sử dụng những từ chung chung như: đọc thêm, xem thêm, click here,… vì những từ này không mang lại lượt click cao.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Học Viện MDCOP về SEO Offpage và kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hoàn thiện những khoảng trống còn thiếu trong quá trình SEO Offpage của mình.

Đăng ký website với Bộ Công Thương có mất phí không

Đăng ký website với Bộ Công thương có mất phí không?

Website là một kênh không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và góp phần mang lại hiệu quả marketing tốt. Tuy nhiên để website hoạt động công khai theo đúng quy định của pháp luật thì bạn cần thực hiện thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương.

Vậy đăng ký website với Bộ Công Thương có mất phí hay không? Hãy cùng Học Viện MDCOP đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

Những website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử: Là website cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không phải chủ của website đó có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ ở trên đó

Ví dụ: Shopee.vn, Tiki.vn, Lazada.com,…

Các sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử

+ Website thương mại điện tử: Là trang được thiết lập để trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ, thanh toán, hay cả dịch vụ sau bán hàng.

Vậy nên, những website giới thiệu dịch vụ, sản phẩm cũng đều được coi là website thương mại điện tử.

+ Website đấu giá trực tuyến: Là website thương mại điện tử cho phép các nhân, tổ chức, doanh nghiệp mặc dù không phải là chủ sở hữu website nhưng vẫn có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình trên đó.

Ví dụ: hotdeal.vn, ebay.vn,…

+ Website khuyến mại trực tuyến: Là những website do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của mình

Ví dụ: hotdeal.vn, muachung.vn,…

Trang chủ Hotdeal.vn

Trang chủ Hotdeal.vn

Đăng ký website với Bộ Công Thương có mất phí hay không?

Hiện nay, nếu bạn tự đăng ký website với Bộ Công Thương thì sẽ không bị mất phí.

Đăng ký không mất phí nhưng nếu bạn không thực hiện đăng ký sau khi đưa website vào hoạt động thì bạn có thể bị phạt hành chính và đình chỉ hoạt động theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ – CP. Cụ thể như sau:

+ Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với những website:

  • Thiết lập website mà không thông báo, đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
  • Khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký mà không thông báo sửa đổi, bổ sung

+ Phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với những website:

  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thiết lập khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đợc nhận chuyển nhượng mà không đăng ký lại
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký
  • Khi đăng ký website cung cấp thông tin sai sự thật
Mức xử phạt khi không đăng ký website với Bộ Công Thương

Mức xử phạt khi không đăng ký website với Bộ Công Thương

Quy trình tiến hành đăng ký website với Bộ Công Thương

Bước 1: Đăng ký tài khoản -> đăng nhập

Bước 2: Nhập các thông tin:

  • Tên doanh nghiệp
  • Số đăng ký kinh doanh, số quyết định thành lập tổ chức
  • Các lĩnh vực kinh doanh
  • Địa chỉ trụ sở chính

Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả từ Bộ Công Thương trong vòng 3 ngày về các nội dung sau:

  • Doanh nghiệp sẽ được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống trong trường hợp thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ. Sau đó thực hiện tiếp bước 4
  • Nếu trường hợp đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin, doanh nghiệp cần phải đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 4: Tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử -> khai báo thông tin theo quy định

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số thuế, số quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Số điện thoại người quản lý website
  • Tên website
  • Tên miền chính của website
  • Tên miền khác trỏ đến website
  • Các loại hàng hóa, dịch vụ
Truy cập vào trang chủ của Bộ Công Thương

Truy cập vào trang chủ của Bộ Công Thương

Bước 5: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương trong vòng 7 ngày qua email về các nội dung sau:

  • Xác nhận là hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Sau đó thực hiện tiếp bước 5
  • Thông báo với doanh nghiệp hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Lúc này, doanh nghiệp phải quay về bước 3 để thực hiện khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 6: Đăng ký hoàn chỉnh bộ hồ sơ, doanh nghiệp gửi về cho Bộ Công Thương bộ hồ đăng ký hoàn chỉnh bản giấy theo quy định.

Đăng ký website với Bộ Công Thương có lợi ích gì?

Khi thực hiện đúng thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:

+ Khẳng định thương hiệu:

  • Các sản phẩm, dịch vụ trên website được công nhận là hợp pháp, được phép buôn bán và quảng bá với khách hàng
  • Sản phẩm không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không thuộc phạm vi danh mục hàng hóa bị cấm

+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công Thương:

  • Trong lĩnh vực thương mại điện tử, tất cả các website đều phải đăng ký với Bộ Công Thương
  • Giúp doanh nghiệp tránh việc phải nộp phạt hoặc đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật

+ Nâng cao uy tín cho website:

  • Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin với khách hàng
  • Khách hàng không phải lo sợ rằng sẽ gặp phải những website giả mạo, lừa đảo
Lợi ích khi đăng ký website với Bộ Công thương

Lợi ích khi đăng ký website với Bộ Công thương

Kết luận

Trên đây là những thông tin về đăng ký website với Bộ Công Thương có mất phí hay không mà Học Viện MDCOP muốn chia sẻ với các bạn. Hãy sớm đăng ký website với Bộ Công Thương để website của bạn có thể đưa vào hoạt động một cách thuận lợi, được khách hàng tin tưởng và tránh bị phạt.

Mọi thắc mắc xin để lại ở dưới bình luận hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Bài viết xem thêm:

SEO web lên top Google là gì? Hướng dẫn cách SEO web lên top Google nhanh chóng

Theo thống kê cho thấy có tới 75% người dùng không nhấp vào trang thứ 2 để tìm kiếm. Vì thế cách tốt nhất để tiếp cận được nhiều người dùng là bài viết phải xuất hiện ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Việc cần làm lúc này là đó là SEO web lên top Google.

Vậy SEO web lên top Google là gì? Và cách SEO web lên top Google một cách nhanh chóng như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Học Viện MDCOP nhé.

Tìm hiểu về SEO web lên top Google

1. Cách Google hoạt động

Cách để Google tìm ra được những nội dung phù hợp để đưa lên top đầu tìm kiếm là:

  • Thu thập dữ liệu: quá trình Google bot phát hiện ra những trang mới được cập nhật để thêm vào chỉ mục của Google
  • Lập chỉ mục: Sau khi tìm thấy một trang nào đó thì Google sẽ tiến hành tìm hiểu nội dung -> sau đó lưu chúng vào chỉ mục
  • Xếp hạng: Google sẽ xếp hạng những trang web chất lượng dựa trên nhiều yếu tố, phù hợp với cụm từ mà người dùng tìm kiếm.

Hiểu được cách hoạt động của Google phần nào giúp bạn biết cách hợp tác với Google để đưa ra những thông tin cần thiết đến người dùng. Đây là cách đưa từ khóa lên top đầu tìm kiếm Google nhanh nhất và bền vững nhất.

cách thức hoạt động của Google

cách thức hoạt động của Google

2. Nguyên tắc SEO web lên top Google

Nguyên tắc quyết định hàng đầu quyết định SEO web lên top Google đó là bạn cần đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Cách SEO web lên top Google nhanh chóng nhất 

Để SEO web lên top Google nhanh nhất, các bạn cần thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Phân tích ngành hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh

+ Khi phân tích ngành hàng, bạn sẽ tìm ra được điểm chung giữa khách hàng mục tiêu và website của bạn. Nếu xác định được điểm chung này thì bạn có thể đưa ra chủ đề từ khóa mang lại giá trị chuyển đổi cao nhất.

+ Phân tích đối thủ cạnh tranh: phân tích đối thủ trực tiếp trên Google, cụ thể là top 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên.

Phân tích những website mạnh nhất trong ngành hàng với các tiêu chí như: tình trạng web, nội dung, backlink, hình ảnh, social,… Từ đó xem xét và đánh giá được chủ đề từ khóa nào nên làm trước hay chủ đề từ khóa nào dễ làm nhất thì mình sẽ ưu tiên.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Xây dựng bộ từ khóa ngành

Cần phải nghiên cứu để lên bộ từ khóa ngành, tóm hết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng về ngành hàng để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào

Để nghiên cứu từ khóa, các bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ như: Keyword Planner, keywordtool.io, spineditor,…

Xem thêm: Nghiên cứu từ khóa là gì? Top 11 công cụ nghiên cứu từ khóa cơ bản nhất

Bước 3: Phân chia các nhóm từ khóa vào các trang đích thích hợp

Cấu trúc website chuẩn vừa tiện cho người dùng vừa tiện cho Google tìm hiểu nội dung trên trang, giúp bạn quản lý nội dung trên website dễ dàng hơn.

Từ bộ từ khóa ngành + kiến thức về ngành hàng + nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn sẽ hình dung ra được khách hàng mục tiêu mà SEO hướng đến là ai, nhu cầu của họ là gì, họ tìm kiếm những từ khóa gì, quy trình tìm kiếm ra sao,… Từ đó xác định được từ khóa nào SEO vào trang nào thì phù hợp nhất.

Bước 4: Lên kế hoạch triển khai SEO

Một kế hoạch triển khai SEO bao gồm 4 nhóm việc:

+ Xây dựng website:

  • Xây dựng một website thân thiện với cả người dùng và Google
  • Có thể xây dựng website mới hoặc sửa website hiện tại

+ Xây dựng nội dung:

  • Xác định số lượng nội dung cho mỗi nhóm chủ đề
  • Xem xét nên làm chủ đề nào trước, chủ đề nào sau
  • Xây dựng hệ thống link nội bộ

+ Quảng bá nội dung:

  • Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội, group,…

+ Phân tích dự án và audit:

  • Theo dõi và phân tích các số liệu như thứ hạng, lượt click, lượt truy cập,… để doanh nghiệp có những phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp

Bước 5: SEO onpage website

Onpage website là việc xây dựng website thân thiện với cả người dùng và Google. Các yếu tố cần SEO onpage website là:

  • URL
  • Heading
  • Tốc độ tải trang
  • Mức độ thân thiện với thiết bị điện thoại di động,…
Kỹ thuật tối ưu SEO Onpage

Kỹ thuật tối ưu SEO Onpage

Bạn có thể tham khảo: SEO onpage là gì? Kỹ thuật tối ưu hóa SEO onpage

Bước 6: Xây dựng hệ thống social 

  • Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên internet
  • Lên kế hoạch chia sẻ nội dung lên trên các trang mạng xã hội
  • Đồng nhất các thông tin về doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, số điện thoại, email,… để dùng chung cho các mạng giúp Google và người dùng dễ dàng nhận ra.

Bước 7: Triển khai nội dung

Quy trình triển khai một bài nội dung chuẩn SEO gồm 6 bước sau:

  • Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ, nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Lên ý tưởng bài viết sáng tạo
  • Lập dàn ý cho bài viết
  • Viết bài
  • Tối ưu ảnh, thẻ heading, tiêu đề, mô tả SEO
  • Đăng bài

Bước 8: Phân tích và đánh giá dữ liệu website

Để phân tích dữ liệu website thì bạn cần nhờ đến các công cụ hỗ trợ. Ở đây chúng tôi giới thiệu với các bạn 2 công cụ thông dụng và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay:

  • Google search console: giúp bạn check được lượng click vào website, link nội bộ, backlink, các trường hợp lỗi website,…
  • Google Analytics: Giúp bạn xem được lượt truy cập, thời gian người dùng ở lại trang, thông tin khách hàng,…

Từ các số liệu phân tích được thì  bạn có thể đưa ra các hướng triển khai tiếp theo cho dự án như audit content, mở rộng bộ từ khóa, xây dựng backlink,…

Công cụ hỗ trợ phân tích và đánh giá dữ liệu website

Công cụ hỗ trợ phân tích và đánh giá dữ liệu website

Một số gợi ý từ Google giúp bạn xây dựng 1 website chất lượng

  • Gửi sơ đồ trang web giúp Google tìm thấy nội dung của bạn
  • Sử dụng tệp robot.txt để cho Google biết những trang nào bạn không muốn nó thu thập dữ liệu
  • Giúp người dùng và Google hiểu được nội dung của bạn
  • Tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng
  • Tối ưu các yếu tố: tiêu đề, mô tả, hình ảnh, nội dung
  • Đăng tải nội dung chất lượng
  • Tối ưu liên kết nội bộ
  • Quản lý thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm của Google
  • Phân tích hiệu suất tìm kiếm người dùng

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về SEO web lên top Google mà Học Viện MDCOP muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua những nội dung này các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách SEO web lên top Google và thực hiện thành công trên những dự án của mình.

Nếu bạn còn câu hỏi nào cần chúng tôi giải đáp thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số hotline. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp giúp bạn trong thời gian sớm nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách submit website lên Google cho người mới bắt đầu.

Để bài viết được tiếp cận với nhiều người dùng, bạn đọc thì bài viết hay website của bạn cần phải được Google index. Nếu không thì sẽ rất ít người biết đến bài viết của bạn, thậm chí là không có ai. 

Vậy làm như thế nào để Google index bài viết hay website của bạn? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách submit website lên Google cho người mới bắt đầu mà Học Viện MDCOP muốn chia sẻ tới các bạn.

Tìm hiểu Submit website lên Google là gì?

Submit nghĩa là khai báo.

Submit website lên Google nghĩa là khai báo website lên Google, là quá trình gửi thông tin về website của bạn đến Google để Google có thể tìm kiếm và index (thu thập và lưu trữ) các trang trên website của bạn. Sau khi website được submit, Google sẽ dùng thông tin này để hiển thị website trong kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Submit URL lên Google

Submit URL lên Google

Việc submit website lên Google là quan trọng để giúp website của bạn đạt đến mức độ hiển thị tốt hơn trong kết quả tìm kiếm và tăng lượng traffic đến website.

Lý do tại sao website cần được khai báo lên Google?

+ Tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng:

  • Khi không submit website lên Google thì Google vẫn có thể nhìn thấy website của bạn. Tuy nhiên việc này mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi
  • Muốn bài viết tiếp cận được người dùng một cách nhanh nhất thì ta cần phải submit website lên Google

+ Cải thiện hiệu quả của website:

  • Google thường xuyên thông báo tình trạng hoạt động của website thông qua các công cụ quản trị trang.
  • Bạn sẽ kịp thời nắm bắt được và xử lý nhanh chóng những sai sót hay bất kỳ vấn đề gì xuất hiện trên website của bạn

+ Ngăn chặn người khác copy nội dung:

  • Khi bài viết hay website của bạn chưa được Google index thì rất dễ bị người khác, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh với website của bạn sao chép nội dung hay ý tưởng và khai báo lên Google
  • Khi đó, bài viết sẽ thuộc về người khác còn bài của bạn là bản đi copy. Điều này gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website, nặng hơn là sẽ bị Google xử phạt.
  • Vì thế, nếu bạn submit website lên Google thành công thì website chứa bài viết sẽ được cấp bản quyền. Nếu đối thủ sao chép nội dung của bạn thì Google sẽ phát hiện và báo cáo ngay.
Vì sao cần phải submit URL lên Google

Vì sao cần phải submit Website lên Google

Tham khảo chi tiết: Tại sao cần khai báo link với Google? Cách khai báo link với Google

Hướng dẫn cách submit website lên Google đơn giản nhất

Bạn có thể submit website của mình lên Google bằng cách sử dụng Search Console của Google. Các bước cần thực hiện là:

  • Đăng ký tài khoản Search Console: truy cập trang web https://search.google.com/search-console/ và đăng ký tài khoản mới
  • Liên kết website với Search Console: sau khi đăng ký xong, hãy liên kết website của bạn với Search Console bằng cách sử dụng một trong các phương pháp liên kết như: HTML tag, Google Analytics, hoặc file TXT.
  • Submit Sitemap và Robots.txt: để giúp Google hiểu được cấu trúc website của bạn và các trang cần index, hãy submit Sitemap và Robots.txt của bạn trong phần “Crawler” trong Search Console.
  • Chờ Google index: sau khi submit, bạn cần chờ Google index các trang trên website của mình. Điều này có thể mất một vài ngày hoặc tuần.

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ có thể xem các báo cáo về hiệu suất tìm kiếm của website trong Search Console và cải thiện SEO của website để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

Website của bạn sẽ được Google index một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua 3 cách sau:

Nếu bạn là người mới thì có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn chi tiết cách submit website lên Google cho người mới bắt đầu

+ Cách 1: Submit toàn bộ website bằng Sitemap.XML

Để submit toàn bộ website bằng Sitemap.xml, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Tạo Sitemap: Tạo một tập tin Sitemap.xml chứa danh sách các trang trên website của bạn mà bạn muốn Google index. Bạn có thể sử dụng các công cụ tự động tạo Sitemap hoặc tạo bằng tay.
  • Upload Sitemap lên hosting: Sau khi tạo xong Sitemap, hãy upload nó lên hosting của website.
  • Submit Sitemap trong Search Console: Đăng nhập vào Search Console và liên kết website của bạn nếu chưa liên kết. Tiếp theo, truy cập phần “Sitemap” và submit đường dẫn đến Sitemap.xml của bạn

Sau khi submit, Google sẽ kiểm tra Sitemap và bắt đầu index các trang trên website của bạn. Bạn có thể theo dõi tình trạng index của các trang trên Search Console.

Với các submit này thì Google sẽ index toàn bộ URL lên website. Tuy nhiên, thao tác này sẽ mất tầm từ 2 đến 3 tuần mới có thể hoàn thành

Submit toàn bộ website bằng Sitemap.XML

Submit toàn bộ website bằng Sitemap.XML

Lưu ý:

  • Nếu website của bạn đã từng submit Sitemap XML rồi và bây giờ chỉ muốn submit URL mới, thì bạn có thể submit phiên bản cập nhật của Sitemap
  • Nếu bạn gửi Sitemap được cập nhật tới search console bao gồm các URL mới, Google sẽ hiểu là bạn đang thông báo cho Google rằng đã có sự thay đổi và các trang sẽ được Crawl
  • Sitemap XML phải được tham chiếu trong tệp robots.txt của website

+ Cách 2: Submit URL hàng loạt

  • Truy cập phần “URL đầu vào” trong Search Console
  • Nhập URL mà bạn muốn submit. Bạn có thể submit nhiều URL cùng một lúc bằng cách sử dụng file tập tin hoặc copy và paste các URL vào trong khung nhập.
  • Chờ Google index: sau khi submit, bạn cần chờ Google index các URL mà bạn đã gửi. Điều này có thể mất một vài ngày hoặc tuần.

+ Cách 3: Submit từng URL

  • Truy cập vào Google search console
  • Dán URL cần index vào ô ở trên cùng -> nhấn Enter
  • Nhấp chuột vào Yêu cầu lập chỉ mục -> hoàn thành thao tác
Kiểm tra trong Google search console

Submit từng URL

Kiểm tra submit website đã lên Google hay chưa?

Để kiểm tra xem website submit lên Google đã thành công hay chưa, bạn có thể thực hiện kiểm tra qua 2 cách sau:

+ Cách 1: 

  • Truy cập vào công cụ tìm kiếm của Google
  • Nhập tìm kiếm bằng cú pháp: Site:URL
  • Nếu website hoặc bài viết của bạn xuất hiện trên Google thì nghĩa là Google đã index thành công.

+ Cách 2: 

  • Copy trực tiếp đường link được index -> dán vào ô tìm kiếm của Google
  • Nếu kết quả trả về có đường link đó thì nghĩa là trang web đã được index thành công

Kết luận

Submit website lên Google là một quá trình quan trọng để giúp website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google và tăng lượng traffic đến website. Tuy nhiên, việc submit website cũng có một số rủi ro như sai sót trong việc cấu hình Sitemap, sai sót trong việc cấu hình robot.txt, hoặc lỗi trong việc submit URL một một.

Vì vậy, để tránh những rủi ro này và đảm bảo submit website thành công, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và sử dụng các tài liệu hữu ích để hỗ trợ.

Trong khóa học SEO thực tế của Học Viện MDCOP cũng đề cập chi tiết đến cách submit website/URL lên Google đơn giản và nhanh chóng nhất.

Hãy đăng ký khóa học để tìm hiểu chi tiết nhé.

Khóa học SEO thực tế

Xem thêm: