Google index là gì? Hướng dẫn cách index website lên Google
Dù bài viết của bạn có hay, sáng tạo, cung cấp kiến thức mới mẻ, hữu ích đến đâu mà không được Google index thì sẽ chẳng ai biết đến bài viết của bạn. Vậy Google index là gì? Làm thế nào để index website lên Google?
Bài viết dưới đây Học Viện MDCOP sẽ hướng dẫn các bạn cách index website lên Google nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nội dung chính
Google index là gì?
Index nghĩa là lập chỉ mục. Hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin và sắp xếp theo một quy luật cụ thể với mục đích hỗ trợ cho việc tra cứu thông tin của người dùng trở nên dễ dàng hơn
Google index là quá trình Google bot quét và đánh giá các website dựa trên nội dung mà người dùng tìm kiếm. Sau mỗi quá trình, Google sẽ lưu lại kết quả và so sánh, đánh giá mức độ uy tín, đáng tin cậy của dữ liệu. Dữ liệu nào mà được con bọ Google quét qua và đánh giá càng nhiều thì dữ liệu đó càng có khả năng được Google đánh giá và đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Hướng dẫn cách index website lên Google
Dưới đây là top 10 cách index Google mới nhất, hiệu quả nhất
1. Đăng ký bài viết lên tất cả các công cụ tìm kiếm
Để đăng ký bài viết lên tất cả các công cụ tìm kiếm, truy cập vào link http://www.freewebsubmission.com/ để được lập chỉ mục nhanh hơn. Khi đăng ký trên link này, bài viết của bạn có thể được đăng ký trên 50 công cụ tìm kiếm khác nhau.
Sau khi đăng ký, bạn cần điền link website hoặc link bài viết, tên, email -> chọn Yes -> nhấp Submit your site.
2. Gắn các liên kết nội bộ
Việc bạn gắn các liên kết nội bộ chuyên nghiệp sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập trang của bạn một cách hiệu quả hơn. Khi viết bài mới, bạn có thể thêm các liên kết của bài viết cũ vào bài viết mới.
Việc này có thể không giúp tăng tỷ lệ Google index nhanh hơn nhưng lại giúp chúng thu thập được thông tin một cách hiệu quả và chính xác hơn.
3. Gửi link báo cáo lên Google
Đây được xem là cách submit phổ biến nhất mà mọi người hay làm. Cách này khá đơn giản. Bạn chỉ cần dán đường link bài viết vào phần URL trong Google search console -> xác nhận Tôi không phải là người máy hoặc nhập mã captcha -> Gửi yêu cầu
Sau khi báo cáo URL lên Google, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trên công cụ tìm kiếm ngay lập tức. Đó là dấu hiệu cho thấy Google đã index xong bài viết.
Chi tiết: Tại sao cần phải khai báo link với Google? Cách khai báo link với Google
4. Cập nhật nội dung trang web thường xuyên
Nội dung là tiêu chí quan trọng nhất của bất kỳ website nào. Các trang web có lịch sử cập nhật nội dung thường xuyên thì sẽ có khả năng được bot Google ghé thăm thường xuyên hơn. Từ đó cơ hội được Google index nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm những video hoặc file âm thanh vào trang web.
Nội dung nên được cập nhật thường xuyên với tần suất ít nhất 3 lần/tuần. Các trang web tĩnh có khả năng Google thu thập thông tin ít thường xuyên hơn so với những trang web cập nhật thường xuyên
5. Chia sẻ link trên các kênh social media
Sau khi hoàn thành nội dung, bạn cần chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Youtube, Instagram,… Bạn có thể tự đăng bài hoặc dùng plugin đăng bài tự động.
6. Tạo sitemap
Sitemap là tài liệu XML trên máy chủ của trang web, liệt kê mỗi trang trên trang web của bạn. Nó sẽ trực tiếp làm việc với công cụ tìm kiếm khi trang đó có những thay đổi.
Ví dụ: Hằng ngày, bạn muốn công cụ tìm kiếm kiểm tra các mục như Sản phẩm mới, mục tin tức, nội dung mới,… thì bạn làm như sau:
- Đưa link bài viết vào Sitemap
- Vào http://sitemap.vn/ để tạo sitemap chủ động -> upload file lên host
- Gõ địa chỉ http://google.com.vn/ping?sitemap=[URL_SITEMAP] vào trình duyệt
7. Tối ưu tốc độ tải trang
Để có thể đưa ra quyết định xem website có đủ điều kiện để index hay chưa thì hệ thống Google index buộc phải xem qua nội dung bài viết của bạn trước tiên. Nếu tốc độ load của trang quá lâu, các con bot google sẽ mất kiên nhẫn và thoát ngay ra khỏi trang khi chưa index được nội dung nào.
Vì vậy, tối ưu tốc độ tải trang của website chính là việc làm cần thiết để giúp Google index các bài viết nhanh hơn.
8. Lưu trữ website trên hệ thống
Google không muốn truy cập vào một website mà bị đơ, lag, kết nối không ổn định. Vì thế lưu trữ website trên một hệ thống máy chủ đáng tin cậy với thời gian hoạt động ổn định là một trong những thế mạnh của website trong việc index.
Khi lựa chọn đơn vị thiết kế website bán hàng, bạn cần tìm hiểu kỹ về khả năng chạy ổn định của hệ thống.
9. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO
Vì bot tìm kiếm Google không thể đọc trực tiếp được hình ảnh nên để Google index hiệu quả thì bạn cần tối ưu hóa hình ảnh. Sử dụng các thẻ alt để cung cấp các mô tả cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục một cách dễ dàng.
10. Nội dung unique
Nếu nội dung bài viết của bạn bị trùng lặp thì sẽ dẫn đến trang web bị đánh giá thấp, bot Google không muốn thu thập những dữ liệu cũ kỹ, đã bị lặp thông tin từ trước. Khi nội dung bị trùng lặp, không chỉ không có hiệu quả Google index mà còn có thể bị phạt, hạ thấp thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng trùng lặp nội dung, bạn nên kiểm tra độ trùng lặp với các nội dung đã có trước đó. Bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ kiểm tra độ trùng lặp: Spineditor, Grammarly, Copyscape,….
Cách kiểm tra dữ liệu xem đã được Google index hay chưa?
Các bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem liệu Google đã index bao nhiêu trang trên website của mình bằng cách:
- Bước 1: Truy cập vào trang tìm kiếm Google search
- Bước 2: Nhập vào thanh tìm kiếm theo cú pháp: “site: [tên miền của website]“
Ví dụ: Nếu bạn muốn tìm kiếm bài viết mà Học Viện MDCOP đã được Google index trên công cụ tìm kiếm Google search. Bạn chỉ cần gõ: site:mdcop.com
Nếu bạn là người mới và chưa biết cách submit URL thì có tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn chi tiết cách submit website lên Google cho người mới bắt đầu
Kết luận
Đây là những việc bạn cần làm để tăng tốc độ Google index trang web. Thời gian Google index nhanh hay chậm có ý nghĩa rất quan trọng trong SEO, giúp bài viết nhanh chóng tiếp cận được nhiều người dùng.
Học Viện MDCOP tin chắc rằng bạn đã bỏ túi được kha khá kiến thức hữu ích sau khi đọc xong bài viết này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé.
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!