SEO web lên top Google là gì? Hướng dẫn cách SEO web lên top Google nhanh chóng
Theo thống kê cho thấy có tới 75% người dùng không nhấp vào trang thứ 2 để tìm kiếm. Vì thế cách tốt nhất để tiếp cận được nhiều người dùng là bài viết phải xuất hiện ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Việc cần làm lúc này là đó là SEO web lên top Google.
Vậy SEO web lên top Google là gì? Và cách SEO web lên top Google một cách nhanh chóng như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Học Viện MDCOP nhé.
Tìm hiểu về SEO web lên top Google
1. Cách Google hoạt động
Cách để Google tìm ra được những nội dung phù hợp để đưa lên top đầu tìm kiếm là:
- Thu thập dữ liệu: quá trình Google bot phát hiện ra những trang mới được cập nhật để thêm vào chỉ mục của Google
- Lập chỉ mục: Sau khi tìm thấy một trang nào đó thì Google sẽ tiến hành tìm hiểu nội dung -> sau đó lưu chúng vào chỉ mục
- Xếp hạng: Google sẽ xếp hạng những trang web chất lượng dựa trên nhiều yếu tố, phù hợp với cụm từ mà người dùng tìm kiếm.
Hiểu được cách hoạt động của Google phần nào giúp bạn biết cách hợp tác với Google để đưa ra những thông tin cần thiết đến người dùng. Đây là cách đưa từ khóa lên top đầu tìm kiếm Google nhanh nhất và bền vững nhất.
2. Nguyên tắc SEO web lên top Google
Nguyên tắc quyết định hàng đầu quyết định SEO web lên top Google đó là bạn cần đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Cách SEO web lên top Google nhanh chóng nhất
Để SEO web lên top Google nhanh nhất, các bạn cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Phân tích ngành hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh
+ Khi phân tích ngành hàng, bạn sẽ tìm ra được điểm chung giữa khách hàng mục tiêu và website của bạn. Nếu xác định được điểm chung này thì bạn có thể đưa ra chủ đề từ khóa mang lại giá trị chuyển đổi cao nhất.
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh: phân tích đối thủ trực tiếp trên Google, cụ thể là top 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên.
Phân tích những website mạnh nhất trong ngành hàng với các tiêu chí như: tình trạng web, nội dung, backlink, hình ảnh, social,… Từ đó xem xét và đánh giá được chủ đề từ khóa nào nên làm trước hay chủ đề từ khóa nào dễ làm nhất thì mình sẽ ưu tiên.
Bước 2: Xây dựng bộ từ khóa ngành
Cần phải nghiên cứu để lên bộ từ khóa ngành, tóm hết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng về ngành hàng để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào
Để nghiên cứu từ khóa, các bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ như: Keyword Planner, keywordtool.io, spineditor,…
Xem thêm: Nghiên cứu từ khóa là gì? Top 11 công cụ nghiên cứu từ khóa cơ bản nhất
Bước 3: Phân chia các nhóm từ khóa vào các trang đích thích hợp
Cấu trúc website chuẩn vừa tiện cho người dùng vừa tiện cho Google tìm hiểu nội dung trên trang, giúp bạn quản lý nội dung trên website dễ dàng hơn.
Từ bộ từ khóa ngành + kiến thức về ngành hàng + nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn sẽ hình dung ra được khách hàng mục tiêu mà SEO hướng đến là ai, nhu cầu của họ là gì, họ tìm kiếm những từ khóa gì, quy trình tìm kiếm ra sao,… Từ đó xác định được từ khóa nào SEO vào trang nào thì phù hợp nhất.
Bước 4: Lên kế hoạch triển khai SEO
Một kế hoạch triển khai SEO bao gồm 4 nhóm việc:
+ Xây dựng website:
- Xây dựng một website thân thiện với cả người dùng và Google
- Có thể xây dựng website mới hoặc sửa website hiện tại
+ Xây dựng nội dung:
- Xác định số lượng nội dung cho mỗi nhóm chủ đề
- Xem xét nên làm chủ đề nào trước, chủ đề nào sau
- Xây dựng hệ thống link nội bộ
+ Quảng bá nội dung:
- Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội, group,…
+ Phân tích dự án và audit:
- Theo dõi và phân tích các số liệu như thứ hạng, lượt click, lượt truy cập,… để doanh nghiệp có những phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp
Bước 5: SEO onpage website
Onpage website là việc xây dựng website thân thiện với cả người dùng và Google. Các yếu tố cần SEO onpage website là:
- URL
- Heading
- Tốc độ tải trang
- Mức độ thân thiện với thiết bị điện thoại di động,…
Bạn có thể tham khảo: SEO onpage là gì? Kỹ thuật tối ưu hóa SEO onpage
Bước 6: Xây dựng hệ thống social
- Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên internet
- Lên kế hoạch chia sẻ nội dung lên trên các trang mạng xã hội
- Đồng nhất các thông tin về doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, số điện thoại, email,… để dùng chung cho các mạng giúp Google và người dùng dễ dàng nhận ra.
Bước 7: Triển khai nội dung
Quy trình triển khai một bài nội dung chuẩn SEO gồm 6 bước sau:
- Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ, nhu cầu tìm kiếm của người dùng
- Lên ý tưởng bài viết sáng tạo
- Lập dàn ý cho bài viết
- Viết bài
- Tối ưu ảnh, thẻ heading, tiêu đề, mô tả SEO
- Đăng bài
Bước 8: Phân tích và đánh giá dữ liệu website
Để phân tích dữ liệu website thì bạn cần nhờ đến các công cụ hỗ trợ. Ở đây chúng tôi giới thiệu với các bạn 2 công cụ thông dụng và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay:
- Google search console: giúp bạn check được lượng click vào website, link nội bộ, backlink, các trường hợp lỗi website,…
- Google Analytics: Giúp bạn xem được lượt truy cập, thời gian người dùng ở lại trang, thông tin khách hàng,…
Từ các số liệu phân tích được thì bạn có thể đưa ra các hướng triển khai tiếp theo cho dự án như audit content, mở rộng bộ từ khóa, xây dựng backlink,…
Một số gợi ý từ Google giúp bạn xây dựng 1 website chất lượng
- Gửi sơ đồ trang web giúp Google tìm thấy nội dung của bạn
- Sử dụng tệp robot.txt để cho Google biết những trang nào bạn không muốn nó thu thập dữ liệu
- Giúp người dùng và Google hiểu được nội dung của bạn
- Tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng
- Tối ưu các yếu tố: tiêu đề, mô tả, hình ảnh, nội dung
- Đăng tải nội dung chất lượng
- Tối ưu liên kết nội bộ
- Quản lý thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm của Google
- Phân tích hiệu suất tìm kiếm người dùng
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về SEO web lên top Google mà Học Viện MDCOP muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua những nội dung này các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách SEO web lên top Google và thực hiện thành công trên những dự án của mình.
Nếu bạn còn câu hỏi nào cần chúng tôi giải đáp thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số hotline. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp giúp bạn trong thời gian sớm nhất.