Google Index URL là gì? Hướng dẫn cách giúp index nhanh URL website
Google Index URL là gì? Tại sao website của bạn lại bị chậm Index? Có cách nào giúp index nhanh hơn không? Đây đều là những câu hỏi mà chắc bạn nào mới làm SEO cũng đều thắc mắc.
Thông qua bài viết này, Học Viện MDCOP sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về Google Index cũng như tầm quan trọng của Google Index trong SEO nhé.
Nội dung chính
Google Index URL là gì?
Index có nghĩa là chỉ mục. Là một hệ thống tập hợp các thông tin, được sắp xếp, phân loại theo một quy luật cụ thể nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tra cứu thông tin trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Google Index là quá trình mà Google thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu của website. Dựa vào đó sẽ trả lại các kết quả trùng khớp nhất với truy vấn của người dùng.
Nếu Website mà không được Google Index thì chắc chắn website đó sẽ không được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google
Google index chậm ảnh hưởng như thế nào?
Mỗi website sẽ có thời gian Google index khác nhau. Tuy nhiên việc Google index chậm thì sẽ làm ảnh hưởng đến website:
+ Làm giảm tốc độ SEO: Google index chậm sẽ làm giảm tốc độ SEO so với thông thường từ 3 – 5 ngày, giảm hiệu quả SEO xuống đáng kể.
+ Ảnh hưởng đến công việc của các người làm SEO:
- Thứ hạng SEO ảnh hưởng rất đáng kể đến công việc của SEOer
- Với tốc độ Index chậm, bạn sẽ không thể quản lý hay đưa ra được một timeline SEO chính xác
- Nếu công việc không suôn sẻ và hiệu quả, bị đánh giá thấp thì nguy cơ bạn bị nghỉ việc là có thể xảy ra
+ Dễ bị đối thủ copy bài viết của mình: Nếu Google index chậm, bài viết của bạn sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh copy bài của mình và biến bài viết ý thành bài chính chủ, còn bài của bạn lại vô tình trở thành bản copy.
Bài viết liên quan:
- Submit URL lên Google là gì? Hướng dẫn cách submit URL lên Google nhanh chóng nhất
- Google index là gì? Hướng dẫn cách index website lên Google
Cách kiểm tra dữ liệu đã được Google index hay chưa
Để kiểm tra dữ liệu đã được Google index hay chưa, bạn thực hiện theo các cách sau:
Cách 1: Kiểm tra trongc công cụ Google search console
+ Bước 1: Truy cập vào công cụ Google search console
+ Bước 2: Nhập vào thanh tìm kiếm trên cùng của công cụ URL cần kiểm tra
+ Bước 3:
- Nếu URL đã được lập chỉ mục: kết quả sẽ được trả lại “URL nằm trên Google”
- Nếu URL chưa được lập chỉ mục: kết quả trả về là “URL không nằm trên Google”
Cách 2: Sử dụng “site:domain”
+ Bước 1: Vào Google
+ Bước 2: Nhập vào thanh tìm kiếm cú pháp “site:domain”, thay domain bằng website của bạn
Nếu bạn muốn kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của URL thì bạn thay domain thành URL cần kiểm tra
Phương pháp giúp Google index bài viết nhanh hơn
+Tối ưu tốc độ tải trang của website:
Nếu tốc độ load của website của chậm, các bot sẽ mất kiên nhẫn, không chờ được dẫn đến việc thoát ra khỏi trang khi chưa index được nội dung nào.
Vì thế, tối ưu tốc độ tải trang của website là một trong những việc làm cần thiết mà bạn nên cải thiện để giúp Google index các bài viết nhanh hơn.
+ Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn:
Một trong những lý do hàng đầu khiến cho website của bạn chưa được index có thể là phần mã code không chuẩn SEO.
Hãy kiểm tra thật kỹ cấu trúc code của website có chứa mã độc hay các thành phần lạ hay không. Nếu có thì bạn cần khắc phục sớm nhất có thể.
+ Xây dựng nội dung sáng tạo, không trùng lặp:
Tiêu chí mà Google quan tâm hàng đầu chính là độ tươi mới của nội dung, nội dung không bị trùng lặp.
Vì thế bạn cần cập nhật nội dung mới thường xuyên và đều đặn. Có thể tối thiểu 3 bài/tuần để tạo thói quen cho Google bots thường xuyên vào website của bạn để đánh chỉ mục, tránh tình trạng làm giảm thứ hạng website.
+ Khai báo XML sitemap với Google:
Sitemap.XML giúp Google bots có thể truy cập và xem xét nội dung. Vậy nên, một trang web chuẩn cần phải khai báo XML sitemap với Google
Chi tiết bạn có thể tham khảo tại: Tại sao cần phải khai báo link với Google? Cách khai báo link với Google
Sau khi hoàn thiện nội dung bài viết, bạn cần khai báo ngay có Google. Bằng cách vào Google search console -> submit link URL -> chờ khoảng 10-15 ngày để Google có thời gian xác nhận và kiểm tra trang của bạn qua file XML.
+ Tối ưu SEO onpage:
Tối ưu SEO onpage là giải pháp vô cùng hiệu quả, giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn. Từ đó tốc độ Google index cũng nhanh hơn.
Khi tối ưu SEO onpage bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Tối ưu hình ảnh: hình ảnh chất lượng, kích thước đồng nhất, có mô tả ảnh ở thẻ alt
- Xây dựng Internal link: các đường dẫn hướng bài viết đến các bài viết liên quan khác trong website
+ Xây dựng backlink dofollow chất lượng:
- Ưu điểm: Hệ thống backlink dofollow ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website đó. Khi trang web càng có nhiều liên kết từ các website chất lượng trỏ đến, mức độ quan trọng của website càng lớn. Từ đó website cơ hội đạt được thứ hạng trong kết quả tìm kiếm cũng càng cao hơn.
- Hạn chế: Nếu website của bạn chứa những backlink có nội dung xấu, mang tính tiêu cực và không được đánh giá cao về độ uy tín,… thì website của bạn sẽ bị sụt giảm, thậm chí là bị spam
+ Xây dựng, tối ưu fanpage trên các trang mạng xã hội:
Xây dựng hệ thống và tối ưu fanpage của website trên các nền tảng mạng xã hội. Khi đó càng có nhiều liên kết trỏ về trang của bạn. Lúc đó Google sẽ càng đánh giá cao website của bạn.
Kết luận
Tóm lại, tốc độ Google index nhanh hay chậm có ý nghĩa rất quan trọng trong SEO, nó giúp cho bài viết, website của bạn tiếp cận được người dùng nhanh chóng hơn.
Hy vọng các bạn cũng đã thu nạp được kha khá những kiến thức cần thiết qua bài viết này.
Nếu bạn chưa biết gì về submit URL thì có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách submit website lên Google cho người mới bắt đầu
Để có thêm được nhiều kiến thức chuyên sâu về SEO thì bạn có thể tham gia khóa học SEO thực tế tại Học Viện MDCOP. Lợi ích mà khóa học mang lại đó là:
- Được trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản về Marketing online
- Thành thạo các kỹ năng quản trị chăm sóc website
- Thành thạo kỹ năng phân tích từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh,…
- Thành thạo kỹ năng triển khai từ khóa, kỹ năng onpage, offpage,…
- Thành thục các quy trình triển khai chiến dịch SEO từ khóa,….
Mọi thông tin cho tiết vui lòng liên hệ với Học Viện MDCOP qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất nhé.