Schema là gì? ích lợi trong SEO, Các loại schema phổ biến, cách cài đặt
Schema là yếu tố quan trọng trong SEO, giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về chủ đề bài viết muốn nói đến, giúp nổi bật thông tin cần truyền tải, thu hút kích thích người dùng truy cập.
Hôm nay, học viện MDCOP sẽ giới thiệu tới các bạn Schema là gì, lợi ích của nó ra sao, tại sao website nên cài đặt schema và các loại schema phổ biến, cách cài đặt từ a-z các loại schema.
Nào cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Schema là gì?
- Schema ( Schema .org/Schema Markup) Là 1 đoạn code HTML hoặc javascript dùng để đánh dấu dữ liệu cấu trúc ngắn
- Cung cấp dữ liệu cụ thể cho công cụ tìm kiếm hiểu phân loại chính xác chủ đề website muốn đề cập, hay nói đến từ đó hiển thị đúng với mong muốn người dùng.
- Các công cụ tìm kiếm (GG, Bing, Yandex, Yahoo) cùng nhau phát triển schema để hiểu hơn các website
Ích lợi của schema?
Schema có ích lợi to lớn trong việc phát triển của website. Website có cài đặt schema sẽ đạt được 2 yếu tố gốc độ kỹ thuật, và góc độ người dùng.
- Việc cài đặt schema giúp đưa nội dung trang web xuất hiện nổi bật trang tìm kiếm
Góc độ kỹ thuật:
Cung cấp dữ liệu cụ thể cho Google hiểu được nội dung của website nhanh chóng à chính xác hơn. Cải thiện khả năng thu thập dữ liệu
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu về website rõ ràng, và cụ thể hơn
- Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và hiểu rõ được nội dung trên trang web đang muốn nói đến
- Hỗ trợ phân loại và index nội dung nhanh chóng
- Yếu tố SEO onpage quan trọng, tiêu chí đánh giá điểm chất lượng cho trang web (schema bản chất được phát triển bởi các công cụ tìm kiếm)
Góc độ người dùng:
Cải thiện khả năng hiển thị, tăng trải nghiệm, kích thích truy cập, tăng traffic cho website, tăng tỉ lệ chuyển đổi
- Giúp website trở lên ấn tượng và thu hút hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích
- Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết
- Giúp làm nổi bật, hiển thị thông tin cần truyền tải, thu hút và kích thích hơn
- Tăng tỉ lệ truy cập, tăng tỉ lệ chuyển đổi
Các loại schema phổ biến
Schema markup là gì?
- Schema Markup (đánh dấu lược đồ) là đoạn code để đánh dấu dữ liệu cấu trúc muốn đưa vào trang web. Hoạt động như 1 loại thông tin login để phân loại, đánh dấu hiển thị nội dung
- Bạn chỉ lên sử dụng 3 định dạng phổ biến nhất
- Jonson-LD: dạng code javascript
- Microdata: dạng code html5
- RDFa: dạng html 5 có đuôi mở rộng tương tự dạng Microdata
1. Schema công ty/người
- Schema Markup công ty có thể bao gồm tên công ty, logo, thông tin chi tiết, các liên hệ,…
- Các website thuộc công ty cung cấp 1 dịch vụ, sản phẩm cụ thể cần khai báo schema để công cụ tìm kiếm hiểu rõ dịch vụ, sản phẩm chính mà công ty đang cung cấp
2. Breadcrumbs Schema
- Làm nổi bật link đến trang đang tìm kiếm
3. Schema đánh giá, sản phẩm, ưu đãi mua sắm
- Là loại phổ biến, các thông tin được thêm vào trong snippet như: Tên, giá, nội dung chi tiết, các đánh giá, giá thấp nhất, giá cao nhất và ưu đãi mua sắm.
- Giúp làm nổi bật thông tin về sản phẩm, nhìn chuyên nghiệp và nổi bật hơn
4. Schema công thức
- Hiển thị công thức nấu ăn ngay trong phần snippet khi có người dùng tìm kiếm. Bạn có thể nhìn thấy cả nguyên liệu lẫn thời gian nấu, đánh giá công thức
- Tăng trải nghiệm, đúng mục tiêu nhu cầu tìm kiếm của người dùng
- Kích thích truy cập
5. Article Schema
- Giúp Google hiểu rõ các phần quan trọng của nội dung bài viết. Ví dụ: Tên tờ báo, các bài viết nổi bật, bài blog,.. được thể hiện rất rõ ràng.
- Tóm lược thông tin chính của bài viết
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng truy cập
6. FAQ Schema
- Liệt kê các câu trả lời liên quan đến chủ đề câu hỏi đặt ra theo định dạng thả xuống. Từ đó, người dùng sẽ có ý định nhấp vào cao hơn, tăng traffic trang web.
- Hiển thị mở rộng các câu hỏi có liên quan, giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng truy cập
7. Schema Video
- Hiển thị video ở đầu phía bài viết
- Dạng này ít ở Việt Nam
8. Event Schema
- Lên lịch thông báo sự kiện sắp được diễn ra. Thời gian địa điểm
- Nổi bật thông tin sự kiện
9. Local business Schema
- Schema doanh nghiệp địa phương Cung cấp Thông tin doanh nghiệp trên bản đồ
Cách cài đặt schema
Để cài đặt schema có nhiều cách, bạn có thể sử dụng code html hoặc dùng plugin nếu site mã nguồn wordpress.
Nhưng bạn cần nhớ 2 vấn đề có tính nguyên tác:
- Về kỹ thuật: bạn nên sử dụng 3 định dạng schema phổ biến, website không được chặn bót
- Về nội dung:
- Mô tả chính xác, đầy đủ cụ thể các nội dung trong bài viết
Code tay:
- Chèn đoạn mã vào phần header
- Mỗi bài viết/trang nên làm schema khác nhau. Tránh trùng lặp
Dùng plugin:
- Cài đặt plugin hỗ trợ
- Cấu hình schema trang chủ
- Các bài viết/trang thì điền thông số tại các bài viết cụ thế
Hướng dẫn cài đặt plugin schema đơn giản cho site wordspress
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản quản trị => Menu plugin => thêm mới plugin và tìm tên plugin schema muốn cài (danh sách 5 plugin ở phía dưới)
- Bước 2: Chọn cài đặt plugin
- Bước 3: Active plugin
- Bước 4: Cấu hình và sử dụng
- Cấu hình các thông tin cơ bản: logo, công ty hay cá nhân, thông điệp của website
- Các thông tin về social của công ty
- Thông tin liên lạc, trang liên hệ, giới thiệu
- vvv.v.v. bạn nên cài đặt hết các mục nhé
- Truy cập từng bài viết, trang, sản phẩm đã có trên web cấu hình schema để tránh trùng lặp nội dung
- Các bài viết mới bạn nhớ cấu hình luôn schema nhé
Lưu ý: Sử dụng đồng nhất mọi thông tin khai báo trên schema, trên các trang social: tên doanh nghiệp, url, dt, email, địa chỉ, thông tin sản phẩm, dịch vụ …v.v.v.v.v.
5 Plugin cài đặt schema tốt nhất hiện nay
1. SCHEMA PRO
- Phổ biến nhất, mạnh nhất, mất phí 67$/tháng. Schema dạng Json (javascript)
- Hỗ trợ đa dạng với 13 loại: bài review, dịch vụ, các bài báo (tin tức, blog) công thức ẩm thực, đánh giá, sự kiện, sản phẩm, sách, doanh nghiệp địa phương, các khóa học
- Link tải: https://wpschema.com/
2. ALL IN ONE SCHEMA RICH SNIPPETS
- Free dễ sử dụng
- Review, xếp hạng, sự kiện, bài báo, ứng dụng phần mềm
- Không tự động hóa, cài thủ công
- Link tải: https://wordpress.org/plugins/all-in-one-schemaorg-rich-snippets/
3. SCHEMA AND STRUCTURED DATA FOR WP & AMP
- Mất phí: Personal: $99, Webmaster: $149, Freelancer: $299, Agency: $499
- Tính năng đa dạng, được đánh giá rất cao, khá dễ sử dụng
- 33 loại Schema: Hỏi đáp, Cách thực hiện-bước hướng dẫn, âm thanh (ngày tải , thời lượng) phần tốt nhất (có thể thùy chỉnh theo yêu cầu)
- Link tải: https://wordpress.org/plugins/schema-and-structured-data-for-wp/
4. WP REVIEW PLUGIN
- Mất phí: Personal (một website): $49/năm, Developer (nhiều hơn 1 website): $149/năm
- Chuyên về đánh giá: Xếp hạng sao, đánh giá theo %, hoặc điểm
- Web TMĐT: Xếp hạng và đánh giá sản phẩm dịch vụ
- Blogger: Đánh giá các công cụ, phần mềm, công thức nấu ăn
- Link tải: https://wordpress.org/plugins/wp-review/
5. WP SEO STRUCTURED DATA SCHEMA
- Free, đầy đủ tính năng cơ bản
- Hỗ trợ Schema: organizations, local businesses, videos, events, and ratings
- Tự động chèn scham cho tất cả các trang, bài đăng, tác giả Cung cấp đầy đủ các Schema phổ biến của Google như: Breadcrumb, Sitelink Searchbox, ..
- Thêm tọa độ địa lý, tên người, logo, mô tả doanh nghiệp, giờ làm việc…
- Link tải: https://wordpress.org/plugins/all-in-one-schemaorg-rich-snippets/
Cách kiểm tra schema cài đặt được chưa
- Cách 1: công cụ google
- Cách 2: công cụ Schema.org
Video Schema là gì? các loại schema và cách cài đặt
Tổng kết
Schema giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng lượt truy cập vào trang web. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu và nắm rõ thông tin của doanh nghiệp. Việc khai báo schema đồng nhất với các thông tin khác trên mạng internet được google đánh giá rất cao và là lợi thế trong SEO.
Việc cài đặt khai báo thông tin schema là việc cần thiết nên làm. Tuy nhiên nếu bạn không nắm rõ cách thức hoạt động, cũng như cách khai báo thông tin thì không nên làm, hãy nhờ người có kinh nghiệm triển khai cho nhé.
Tác giả: Mr.Dương – Học Viện MDCOP
Tham gia khóa học SEO thực tế : https://mdcop.com/khoa-hoc-seoer-thuc-te/ để được huấn luyện SEO thực chiến từ A-z. Giao dự án thật phụ trách vừa làm vừa học. Hotline 0967.397.002
Xem thêm bài viết khác:
- Onpage website là gì? Các tiêu chí onpage website, cách tối ưu website chuẩn SEO
- Title là gì? cách viết title chuẩn SEO
- Description là gì? Cách viết mô tả chuẩn SEO
- Interlink là gì? Cách làm interlink
- Outlink là gì? Cách thêm External link vào bài viết
- Thẻ heading là gì? cách phân bổ thẻ Heading vào bài viết chuẩn SEO
- Sitemap là gì? Cách tạo file sitemap chuẩn SEO cho website
- Robots là gì? Hướng dẫn cài đặt file Robots
- Cách kiểm tra tốc độ tải trang và Tối ưu tốc độ tải trang website
- Hướng dẫn kiểm tra giao diện mobile, cách tạo phiên bản mobile cho website
- Index là gì? Tầm quan trọng index trong SEO, cách index bài viết nhanh