Các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam, so sách điểm mạnh yếu của các sàn TMĐT

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Việt Nam là gì? Tìm hiểu về các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam? So sánh giữa các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam, điểm mạnh yếu của từng sàn. Sản phẩm nào phù hợp với sàn nào, các ngành hàng bị cấm bán trên sàn.

Hãy cùng học Viện MDCOP tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé.

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Việt Nam là gì?

  • Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là hình thức bán hàng trên các trang mạng như: Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop
  • Sàn thương mại điện tử tập trung rất nhiều sản phẩm ngành nghề khác nhau, nơi người mua hàng dễ dàng gặp người bán. Người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm, xem xét giá cả, hình ảnh
  • Mua bán hàng hóa không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, thời gian, không gian, thời tiết
  • Người bán hàng đăng ký tạo lập 1 gian hàng, đăng thông tin sản phẩm và bán hàng
  • Người mua lập tài khoản rồi tìm kiếm sản phẩm và mua hàng ngay trên trang web. Hàng sẽ được giao về tận nhà thanh toán COD dễ dàng, tiện lợi.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn tìm nguồn để bắt đầu bán hàng shopee

Các sàn thương mại điện tử tại việt nam

Các sàn thương mại điện tử tại việt nam

Các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam?

1.Tiki:

  • Thành lập từ 2010 là sàn thương mại điện tử đầu tiên của người Việt.
  • Khởi nguồn từ bán sách, hiện Tiki đã phát triển đa dạng ngành nghề sản phẩm

2. Lazada: 

  • Ra mắt năm 2012 thuộc tập đoàn Alibaba của Trung Quốc
  • Đã có mặt tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á

3. Shopee:

  • Thành lập từ 2015 ra mắt tại Việt Nam 8/8/2016
  • Thuộc tập đoàn SEA, đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực
  • Shopee hiện là sàn có tốc độ phát triển nhất, đông lượt truy cập nhất, nhiều người dùng nhất.
  • Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam. Độ tuổi trẻ. Mặt hàng tiềm năng nhất là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em

4. Tiktok shop : Tập đoàn ByteDance

  • Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017.
  • Tiktok shop ra mắt 4/2022. Là Sàn thương mại điện tử của Tiktok
  • Khác với các sàn TMĐT khác, Tiktok shop hướng tới các video giới thiệu sản phẩm

5. Sendo: thuộc tập đoàn FPT của người Việt

  • Sàn thương mại điện tử đang bị bỏ cách khá xa về tốc độ phát triển, lượng người dùng, nên chúng ta sẽ bỏ qua, ko nhắc đến

Xem thêm bài viết: Cách thức hoạt động của các sàn thương mại điện tử

So sánh giữa các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam

Mỗi sàn thương mại điện tử đều có phương hướng phát triển khác nhau. Mục tiêu kinh doanh khác nhau. Ví thế trước khi triển khai bán hàng trên mạng, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về điểm mạnh, điểm yếu của từng sàn, sản phẩm nào phù hợp, để có thể triển khai bán hàng hiệu quả nhất.

Điểm mạnh điểm yếu của từng sàn, sản phẩm phù hợp với các sàn, các ngành hàng bị cấm bán

Sản phẩm nào phù hợp với sàn nào?

Shopee:

  • Ưu điểm của sàn Shopee
    • Các dòng sản phẩm tiểu ngạch, hàng không hóa đơn giấy tờ, hàng giả hàng nhái..vvv sẽ bán được trên sàn
    • Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam. Độ tuổi trẻ. Mặt hàng tiềm năng nhất là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em
    • Dễ dàng mở gian hàng, dễ dàng kinh doanh, không yêu cầu nhiều về thủ tục giấy tờ
    • Không kiểm soát chặt về hàng hóa, ai ai cũng có thể kinh doanh bán hàng trên shopee
    • Phát triển nhanh chóng, nhiều chương trình khuyến mại, săn sale, hỗ trợ người bán tốt
    • Có thể phát triển đột biến về bán hàng, bùng nổ doanh số
  • Nhược điểm của sàn Shopee
    • Hàng hóa không bị kiểm soát chặt dẫn dến có hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng
    • Phát triển nhanh mạnh số lượng nên có nhiều người mua, người bán ảo, không chất lượng
    • Shopee thu tiền trực tiếp trên đơn hàng thành công 1%
    • Tỉ lệ đổi trả cao

Nếu bạn là người mới bắt đầu tập bán hàng trên mạng, hãy lựa chọn sàn Shopee để thực hiện.

Tiki:

  • Ưu điểm của sàn Tiki
    • Sàn thương mại điện tử uy tín. Người mua người bán có chất lượng
    • Quy định chặt chẽ trong kiểm soát hàng hóa, không hàng giả hàng nhái
    • Có nhiều chương trình hỗ trợ, sale
    • Lấy được hóa đơn khi mua bán hàng hóa
    • Nếu bạn là công ty, là đại lý chính hãng, hoàng hóa sản phẩm bạn có nguồn gốc thì bán hàng trên Tiki là lợi thế. Số lượng sản phẩm bán sẽ rất đều, đơn hàng nổ đều đặn tuy nhiên không có đột biến.
    • Tiki cân bằng giữa các sàn với dòng sản phẩm chủ lực là sách, đồ công nghệ. Độ tuổi trẻ.
    • Tiki có tập khách hàng ổn định
    • Tỉ lệ đổi trả thấp <1% thấp nhất trong các sàn TMĐT
  • Nhược điểm của sàn Tiki
    • Đăng ký mở gian hàng khá khó khăn, yêu cầu phải có pháp nhân là hộ kinh doanh, doanh nghiệp
    • Kiểm soát hàng hóa khá kỹ, hàng phải có nguồn gốc, xuất xứ, phải có giấy tờ, có hóa đơn chứng từ nên không phải ai cũng có thể bán hàng trên Tiki
    • Bị đóng shop nếu không xuất được hóa đơn cho khách mua hàng
    • Nhiều loại phí
      • Phí thanh toán: 1% giá trị đơn hàng (Miễn phí trong 2 năm đầu tiên)
      • Phí chiết khấu theo ngành hàng: 2~8% tuỳ thuộc vào ngành hàng và sản phẩm mình muốn bán
      • Phí cố định (Xử lí đơn hàng, vận hành…): 5.000đ ~ 10.000đ/1 đơn hàng
      • Phí lấy hàng: Hàng cỡ vừa và nhỏ: 5.000đ. Hàng lớn cồng kềnh: 20.000đ

Tiktok Shop

  • Mới ra mắt lên còn khó khăn trong việc sử dụng, đăng ký tài khoản mua hàng, đăng ký người bán hàng
  • Nếu bạn là người mới kinh doanh, mới tìm hiểu bán hàng trên sàn thì lời khuyên là hãy tập trung cho các sàn tiki, shopee trước.
  • Nếu bạn muốn là người tiên phong, là người đi trước, người dẫn đầu hãy thử triển khai bán hàng trên Tiktok shop

Trên đây Học Viện MDCOP đã chia sẻ với bạn về các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam. Tùy theo từng dòng sản phẩm, nhân lực, nguồn vốn mà bạn có, đối tượng khách hàng là ai, ưu điểm nhược điểm của từng sàn mà bạn hãy lựa chọn sàn nào để bắt đầu kinh doanh nhé.

Nếu chưa biết bắt đầu tư đâu, triển khai như thế nào, đừng ngần ngại, hãy tham gia khóa học bán hàng trên Shopee tại Học Viện MDCOP để được hỗ trợ, đào tạo từ a-z nhé.

Hướng dẫn tìm nguồn để bắt đầu bán hàng shopee

Cách tìm hàng về bán hàng online, hướng dẫn chi tiết tìm nguồn hàng để bắt đầu bán hàng Shopee, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Các phương thức nhập hàng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Hôm nay Học viện MDCOP sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách tìm kiếm nguồn hàng, nơi mua hàng giá sỉ, săn hàng để về bán online, kinh doanh trên shopee. Đây là các phương thức cơ bản được nhiều shop áp dụng hiện nay.

Chi tiết cách tìm kiếm nguồn hàng về kinh doanh trên Shopee

 

1.Tìm nguồn hàng giá sỉ trên facebook

  • Tham gia các hội nhóm bán sỉ, bán buôn trên facebook
  • Tùy theo ngách hàng mà bạn muốn kinh doanh bạn hãy tham gia vào các nhóm này. Sau đó hãy tương tác hỏi han xin báo giá.
  • Cách tìm: cú pháp nhập vào ô tìm kiếm trên facebook: tên sản phẩm + giá sỉ/bán buôn/ đại lý

Ưu điểm:

  • Dễ tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa
  • Tương tác nhanh chóng, thuận tiện
  • Liên hệ để xin báo giá, chi tiết sản phẩm

Nhước điểm:

  • Sản phẩm, ngành hàng không nhiều, chưa đa dạng
  • Giá chưa hẳn đã tốt
  • Rủi ro cốc mò cò sơi nếu bên đại lý họ vừa bán buôn lẫn bán lẻ

2. Tìm nguồn hàng theo trend đời sống xã hội

  • Theo dõi xu hướng trend hiện nay của ngành hàng mình định kinh doanh
  • Nhập hàng và kinh doanh với dòng sản phẩm đó

Ưu điểm:

  • Dễ tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa
  • Đi đầu trong xu hướng mới
  • Nếu đi đầu, là người tiên phong tỉ lệ thành công cực cao

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi sự nhanh nhậy, nhậy bén trong kinh doanh
  • Tỉ lệ thắng hơi nhỏ vì là xu hướng mới

3. Tìm nguồn hàng giá sỉ trên google

  • Tìm kiếm các sản phẩm, ngành hàng mình muốn kinh doanh trên google.com
  • Cú pháp tìm kiếm: từ khóa sản phẩm + giá sỉ, giá buôn, đại lý
  • Liên hệ với các shop này để hỏi báo giá

Ưu điểm:

  • Dễ tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa
  • Tiếp cận các bên bán sỉ, bán buôn dễ dàng, nhanh chóng
  • Xem được chi tiết hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu bên cung cấp
  • Đa dạng ngành nghề sản phẩm
  • Rủi ro cốc mò cò sơi nếu bên đại lý, nhãn hàng họ vừa bán buôn lẫn bán lẻ

4. Tìm nguồn hàng giá sỉ trên chính Shopee

  • Lang thang trên trang shopee.vn.
  • Theo dõi tìm kiếm sản phẩm nào bán tốt, bán nhiều
  • Liên hệ với chính Shop đó hỏi giá bán sỉ

Ưu điểm:

  • Dễ tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa đang đúng xu hướng bán chạy, bán tốt
  • Tỉ lệ win khá cao, do sản phẩm đã có mặt trên thị trường, và được khách chấp nhận
  • Xem được chi tiết hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu bên cung cấp
  • Có luôn hình ảnh, video sản phẩm
  • Đa dạng ngành nghề sản phẩm
  • Rủi ro cốc mò cò sơi nếu bên đại lý, nhãn hàng họ vừa bán buôn lẫn bán lẻ

Nhược điểm:

  • Cạnh tranh về giá, vì cùng dòng sản phẩm mình đi sau, mình nhập lại
  • Cạnh tranh trực tiếp với shop đang bán tốt, có lượng khách nhất định

5. Tìm nguồn hàng trên các chợ đầu mối

  • Lang thang lên các chợ đầu mối quần áo như Ninh Hiệp, Đồng Xuân
  • Tham khảo các dòng sản phẩm, tìm sản phẩm yêu thích
  • Thương thảo xin giá nhập tại các cửa hàng, shop trong chợ

Ưu điểm:

  • Dễ tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa đang đúng xu hướng bán chạy, bán tốt
  • Dễ lựa chọn sản phẩm, sờ nắn trực tiếp hàng hóa
  • Tương tác trực tiếp với chủ của hàng bán buôn
  • Mua bán nhanh chóng dễ dàng, có thể mua số lượng ít

Nhược điểm:

  • Không phải ai cũng mua được giá tốt trên các chợ đầu mối
  • Dễ mua hàng sỉ với giá lẻ nếu không biết cách mặc cả, nói chuyện, đánh hàng
  • Phải có kinh nghiệm nói chuyện hỏi giá, mặc cả, nhập hàng
  • Phù hợp quần áo

6. Tìm nguồn hàng tại các làng nghề sản xuất truyền thống

  • Đi về các làng nghề có truyền thống sản xuất như: Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam
  • Tham khảo giá, mẫu mã các loại
  • Dễ dàng tìm được các xưởng sản xuất với giá tốt

Ưu điểm:

  • Dễ có được nguồn hàng tốt, giá rẻ
  • Mẫu mã đa dạng, sờ nắn được ngay
  • Thương thảo giá cả trực tiếp với các chủ xưởng

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian công sức
  • Thường bạn phải đặt mua số lượng lớn
  • Phù  hợp các ngành hàng: thời trang, đồ y tế khẩu trang .v.v..

7. Tìm nguồn hàng tại Trung Quốc

  • Lang thang trên các trang thương mại điện tử như: taobao, 1688, alibaba, tmail
  • Tìm kiếm sản phẩm phù hợp, tham khảo giá, mẫu mã các loại

Có 2 cách mua hàng bên Trung Quốc:

Cách 1: Đi sang tận nơi, đi vào các xưởng, các nhà cung cấp để làm việc.

  • Phải biết tiếng, không biết có thể thuê phiên dịch
  • Phải làm việc trực tiếp với người Trung, mặc cả, chọn hàng
  • Chi phí đi lại tốn kém
  • Không phải lúc nào cũng đạt được mục tiêu đặt ra
  • Phải nhập với số lượng lớn,
  • Không phù hợp với các bạn mới kinh doanh, các shop nhỏ

Cách 2: Mua hàng qua bên thứ 3: Các đơn vị mua hộ, vận chuyển hàng, đánh hàng Trung về

  • Không cần biết tiếng, Ít tốn kém
  • Chỉ cần lựa chọn sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, gửi link cho bên mua hộ. Họ sẽ báo giá chi tiết giá sản phẩm + phí nhập hàng, thời giang hàng về Việt Nam là bao lâu.
  • Phù hợp cả với các shop nhỏ, ít tiền, muốn nhập thử

Ưu điểm của nhập hàng Trung Quốc:

  • Dễ dàng tìm kiếm được mọi dòng sản phẩm hàng hóa
  • Nhập được giá tốt nhất, không cần qua cầu nào
  • Bảo đảm tỉ lệ win cao,
  • Cạnh tranh về giá tốt nhất
  • Có luôn hình ảnh + video sản phẩm

Nhược điểm của nhập hàng Trung Quốc::

  • Phức tạp do khác ngôn ngữ
  • Không làm việc trực tiếp với nhà cung cấp
  • Phụ thuộc bên thứ 3 mua hàng hộ
  • Phải nhập số lượng lớn, tối thiểu cỡ 500tr mới bảo đảm giá cạnh tranh vì giá bán buôn/bán lẻ bên Trung không chênh lệnh quá lớn.
  • Đa số giá chênh nhau là do chi phí vận chuyển về Việt Nam bị đội lên

Trên đây là những chia sẻ về cách thức nhập hàng, tìm nguồn hàng từ 7 cách khác nhau sẽ giúp bạn có cái nhìn, hiểu rõ ưu nhược điểm của từng phương thức đánh hàng. Tùy theo từng sở thích của mỗi người bạn có thể lựa chọn các dòng sản phẩm khác nhau, mỗi dòng sản phẩm lại có nơi nhập sỉ khác nhau.

Từ đó bạn hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng dòng sản phẩm và lựa chọn các sàn để bắt đầu bán hàng. Xem thêm bài viết Các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam, so sách điểm mạnh yếu của các sàn TMĐT

Lưu ý: Nguyên tắc của tất cả các phương pháp tìm nguồn hàng sỉ về bán:

  • Nên khảo giá ít nhất 5 shop, 5 cửa hàng lớn nhất, to nhất: liên hệ xin báo giá
  • So sánh giá này với giá sản phẩm đang có trên thị trường, trên sàn shopee

=> Nếu biên lợi nhuận còn tốt, hãy nhập về, biên lợi nhuận mỏng quá thì chúng ta tìm ngành hàng, sản phẩm khác.

  • Muốn có giá tốt thì phải mua số lượng – Mua số lượng lớn thì sẽ có giá tốt luôn là chân lý.

Xem chi tiết video hướng dẫn các cách tìm kiếm nguồn hàng, cách thức nhập hàng về bán