SEO Onpage là gì? Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage
SEO Onpage là một kỹ thuật rất quan trọng và không thể thiếu trong SEO. Đây là phương pháp gồm những yếu tố để tối ưu website với mục đích cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Vậy SEO Onpage là gì? Tại sao lại phải tối ưu SEO Onpage cho website? Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage cho website như thế nào?
Nội dung chính
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là phương pháp gồm những yếu tố để tối ưu website nhằm mục đích cải thiện thứ hạng tìm kiếm của Website. Từ đó giúp website thu hút được nhiều traffic hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
SEO Onpage sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp hơn là phương pháp SEO Offpage.
Tại sao phải tối ưu SEO Onpage?
+ Về mặt kỹ thuật:
- Tối ưu SEO Onpage để bot Google hiểu và thu thập nhanh chóng các thông tin trên website
+ Về mặt người dùng:
- Tối ưu seo onpage giúp cho website thân thiện với người dùng hơn
- Giúp người dùng đánh giá, kiểm soát được nội dung và giúp bài viết được tối ưu hơn
- Giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng
Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage
+ Tối ưu URL:
URL chuẩn SEO onpage cần đáp ứng đủ 2 yếu tố:
- URL phải liên quan đến bài viết và chứa từ khóa chính
- Ngắn gọn và đủ ý
+ Tối ưu thẻ title:
Khi tối ưu title cần lưu ý một số điều sau:
- Mỗi từ được ngăn cách bằng dấu – hoặc |
- Title chứa từ khóa có lượng tìm kiếm đứng thứ 2. Vì từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL
- Title không được giống với URL
- Nên để từ khóa ở vị trí đầu tiêu đề
- Title phải là một câu hoàn chỉnh, mạch lạc, tự nhiên, không nhồi nhét quá nhiều từ khóa
+ Tối ưu description:
- Ngắn gọn, bao quát nội dung của cả bài viết
- Mỗi bài phải có một thẻ mô tả khác nhau, không trùng lặp
- Độ dài tối ưu là từ 100 – 155 ký tự
- Đặt từ khóa chính ngày phần đầu của đoạn mô tả
+ Tối ưu thẻ heading:
– Đối với thẻ H1:
- Chứa từ khóa SEO liên quan
- H1 cần bao quát nội dung của bài viết. Thông thường có thể lấy H1 trùng với title
- Mỗi bài chỉ có 1 thẻ H1
- H1 nên là từ khóa LSI khác với URL
– Đối với thẻ H2, H3:
- Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn bản
- Mỗi bài nên có nhiều tiêu đề phụ để làm rõ ý hơn
- Chú trọng vào nội dung, tránh nhồi nhét nhiều từ khóa
+ Tối ưu thẻ ALT:
Để tối ưu thẻ Alt bạn cần:
- Đặt tên mô tả ảnh là các từ không dấu và có dấu – ở giữa các từ
- Tối ưu mô tả cho hình ảnh
- Tối ưu hình ảnh: kích thước, nén ảnh
- Định dạng ảnh: jpg, png, gif
+ Tối ưu thẻ Bold:
- Làm nổi bật những từ ngữ, những câu quan trọng
- Nhấn mạnh nội dung của bài viết
- Tối ưu thẻ Bold giúp bot nhận diện chủ đề của bài viết dễ hơn và nhanh chóng hơn
+ Tối ưu Internal link:
- Giúp các bài viết hướng đến nhau, có sự liên quan về nội dung
- Giúp người đọc có được những thông tin đầy đủ một cách nhanh chóng
- Website được Google đánh giá cao hơn
+ Tối ưu nội dung:
- Tối ưu về TOC: tối ưu mục lục của bài viết, mục lục của website có sự khoa học, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm.
- Tối ưu về độ dài của bài viết: độ dài của bài viết nên từ 1300 – 1800 từ là hợp lý. Nếu là các bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000 – 3000 từ là độ dài hợp lý.
- Tối ưu nội dung: đảm bảo ý nghĩa và thông điệp của bài viết. Xây dựng nội dung thu hút, cách thức truyền tải sáng tạo, độc đáo
+ Tạo liên kết ngoài trang tới nguồn tin cậy:
- Dẫn link sang các bài viết liên quan theo ngữ cảnh của bài viết
- Dẫn link ra ngoài tới các nguồn tham khảo uy tín, đáng tin cậy
- Mỗi bài viết chỉ nên để khoảng 2-3 link liên kết ngoài
+ Tích hợp các nút chia sẻ lên các trang mạng xã hội:
- Linkedln
- G+
+ Cải thiện thiết kế làm tăng trải nghiệm của người dùng:
- Thiết kế giao diện thu hút, thân thiện với mọi thiết bị
- Điều hướng đơn giản, dễ sử dụng
- Font chữ dễ đọc
- Trong bài, mỗi đoạn chỉ nên dài 5 – 7 dòng
- Cấu trúc nội dung rõ ràng, dễ dàng scan với người đọc và máy
+ Chứa các từ ngữ kêu gọi hành động (CTA):
- Kích thích người dùng tương tác với bài viết, website
- Khuyến khích người đọc bình luận, chia sẻ về nội dung của bạn
- Tích hợp phản hồi comment và những câu hỏi của người dùng
+ Cải thiện tốc độ tải trang:
- Tốc độ tải trang nhanh khoảng từ 3 – 5 giây.
- Nếu lâu hơn thì người dùng thường có xu hướng bỏ qua và đến mới một trang web khác
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về SEO Onpage và kỹ thuật SEO Onpage. SEO Onpage để giúp website đạt được thứ hạng cao trên top tìm kiếm. Tuy nhiên bạn cần phải nhớ là không được đánh lừa công cụ tìm kiếm mà hãy tập trung cung cấp những giá trị thực sự hữu ích cho người dùng.
Ngoài SEO Onpage thì website cũng cần phải được thực hiện SEO Offpage để nâng cao thứ hạng cho mình
Nếu các bạn thấy những kiến thức này hữu ích thì hãy để lại comment cho chúng tôi và đừng quên chia sẻ tới những người cần nó nhé. Những phản hồi của các bạn chính là động lực để Học Viện MDCOP tiếp tục thực hiện những nội dung tiếp theo.
Bài viết tham khảo: